Thôn ca sơ học tang ma ngữ - Nguyễn Du

Ta biết đến Nguyễn Du với vai trò như một "đại thi hào dân tộc" với kiệt tác văn học để đời - Truyện Kiều. Không chỉ thế, người nghệ sĩ Tố Như còn khiến người đọc thêm phần thán phục bởi những câu nói giản đơn mà đầy triết lý, rất đời: "Thôn ca sơ học tang ma ngữ". Chúng ta "học được tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai" hay nói cách khác, chúng ta học được những điều gì ở văn học dân gian? Cùng Blog Làm văn nghị luận trả lời câu hỏi này nhé.

Thôn ca sơ học tang ma ngữ - Nguyễn Du


A. Giải thích:

1. Nghĩa của từ:

- Người trồng dâu, trồng gai: những người lao động bình dân, dùng sức lao động của mình để làm nên cuộc sống.

2. Ngụ ý của tác giả:

- Nhà thơ muốn đề cao sự giản đơn, thôn sơ, dân dã trong lời nói của những con người bình dị, chân chất ấy. Từng câu nói, mỗi từ ngữ đều mang sự trong trẻo, hồn nhiên của tâm hồn mỗi người.
- Học tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai tức là tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong lời nói, cách nói của người bình dân lao động, từ các tác giả của văn học dân gian.
- Nguyễn Du muốn nhấn mạnh tầm quan trọng, sức ảnh hưởng lớn lao của văn học dân gian đối với văn học viết, cũng như sự chủ động tiếp nhận, học hỏi của các nhà thơ, nhà văn trước những tinh hoa nghệ thuật ngôn từ trong dân gian.

B. Chứng minh và bàn luận:

1. Nguyễn Trãi và các tác phẩm của ông:

Là một vị anh hùng dân tộc với số lượng các tác phẩm văn học đồ sộ, Nguyễn Trãi là nhà văn đã sớm đưa tục ngữ vào sáng tác văn học hơn cả.
- Bình Ngô Đại Cáo
- Quốc âm thi tập

Dễ hay ruột bể sâu cạn
Khôn biết lòng người ngắn hay dài
(Ngôn chí – Bài 6)
và câu ca dao:
"Bể sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng"


2. Nguyễn Du:

Nguyễn Du chính là một nhân vật điển hình, dấu ấn của văn học dân gian trong các sáng tác của ông càng đậm nét:
- Truyện Kiều:
+ Thể thơ lục bát
+ Hàng loạt các thành ngữ, tục ngữ, ca dao

 Câu: Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dọn lại một ngày dài ghê có ảnh hưởng từ ca dao: Ai đi muôn dặm non sông/ Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy…

Và trong kiệt tác "Truyện Kiều",Nguyễn Du lại một lần nữa khẳng định sức mạnh của suối nguồn văn học dân gian khi mang vào trong thơ hàng loạt các chất liệu ca dao, tục ngữ:

"Lo gì việc ấy mà lo,
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu.

...
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin chén nước cho người thác oan.

Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng."

hoặc
"Biết bao bướm lả ong lơi
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân."

+ Biện pháp nghệ thuật so sánh, ước lệ.

=> Đại thi hào Nguyễn Du trong Thanh minh ngẫu hứng có bài học: Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Câu hát nơi thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề trồng dâu trồng gai). Ở đây còn toát lên quan niệm về việc nhà văn (thơ) phải biết học tập ngôn ngữ quần chúng lao động

Xanh mãi xanh

Vẫn còn lại chút gì sau cơn mưa chiều đi qua thành phố
Vẫn còn lại chút gì sau cơn bão tố
Vẫn còn lại chút gì trên lá đã vàng ố cuối mùa sen...
Là nước...
Dẫu hoang tàn, xây xước hay lành nguyên


Đời còn dài và gió bão vẫn triền miên
Đừng nhuốm muộn phiền úa nghiêng như tàu lá
Em còn trẻ và trăm điều mới lạ
Đủ xanh chưa mà đã vội úa vàng??!
Cười đi em
Thật khẽ khàng
Giữa những trang vui buồn ngày mình vẫn còn xanh...
~ Viết cho em, cô gái vẻ ngoài thật mong manh...

Phân tích quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là diễn biến chính làm nên một bước ngoặt lớn đầy kịch tính về cuộc đời và tâm lý nhân vật. Qua đó ta thấy được hiện thực được phơi bày một cách chân thực và đầy bi kịch, cùng tài năng và tấm lòng của tác giả Nam Cao. Cùng Blog Làm văn nghị luận điểm qua các ý chính và cách diễn đạt nhé.

Quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao

Là một cây bút xuất sắc trong trào lưu văn học hiện thực, các tác phẩm của nhà văn Nam Cao chứa đựng một nội dung nhân đạo sâu sắc và độc đáo không lẫn vào đâu được. Trong đó, "Chí Phèo" là kiệt tác về đề tài người nông nhân trước Cách mạng tháng tám của ông. Qua nhân vật trung tâm của tác phẩm - Chí Phèo - Nam Cao đã vẽ nên một hiện thực về người nông dân trong xã hội cũ, bị tha hóa nhân cách làm người. Thế nhưng, qua đó, câu chuyện về nhân vật đã gieo vào lòng người đọc niềm tin đối với người lao động bất hạnh, đồng thời nói lên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

1. Quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo:

nông dân lương thiện -------------> lưu manh ---------------> quỷ dữ

1.1 Từ người nông dân lương thiện ----> lưu manh:

- Chí vốn là một thằng không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà cửa, bạn bè,,, Cả một thời niên thiếu sống bơ vơ: "đi ở cho hết nhà này sang nhà nọ". Lớn lên đi làm canh điền cho cường hào trong vùng. Lúc ấy Chí vẫn là một nông dân lương thiện, khỏe mạnh về thể xác và lành mạnh về tâm hồn - một con người "hiền như đất", giàu lòng tự trọng và biết phân biệt tình yêu cao thượng và nhục dục thấp hèn. Chí từng mơ ước một gia đình "chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải" - một ước mơ giản dị và rất người. Tuy nhiên, một cơn ghen vu vơ của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù, bắt đầu một quá trình tha hóa một con người. Nhà tù vốn là nơi để người có tội chuộc lỗi, là công cụ cải tạo con người. Vậy mà nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bọn cường hào, ác bá, giết chết đi phần người trong Chí Phèo, để Chí mãi trượt dài trên dốc của sự tha hóa.
- Trở về sau 7,8 năm tù, Chí Phèo trở thành một "người ngoài" ở làng Vũ Đại vì sự đáng sợ toát lên ở vẻ ngoài: "Cái đầu trọc lốc... trông gớm chết!". Không chỉ biến dạng về diện mạo, hình hài đến trang phục, tính tình cũng khác: "Hắn mặc cái quần nái đen... trông gớm chết". Và Chí, giữa cái xã hội mà ai cũng nghĩ "chắc nó trừ mình ra", lạnh lùng xa lánh hắn, hắn uống rượu, chửi bới, dọa đốt quán, rạch mặt ăn vạ... Hắn đã trở thành một phần tử lưu manh một cách mù quáng.

1.2 Từ một kẻ lưu manh ----> quỷ dữ làng Vũ Đại:

- Không dừng ở đó, dưới bàn tay quỷ quyệt của Bá Kiến, Chí Phèo đã trở thành một công cụ gây tội ác trong mắt người dân làng Vũ Đại.
- Người đẩy Chí vào bước đường ấy là Bá Kiến, vậy mà chẳng những Chí Phèo không thể đòi lại công bằng cho mình mà còn trở thành một tên tay sai, một thứ công cụ: "hắn say thì hắn làm bất cứ việc gì người ta sai hắn làm...". "Hắn tác quái cho bao nhiêu dân làng, phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện... ".
- Và cứ như thế, Chí Phèo trượt dài trong sự tha hóa, bản thân mình nhân hình bị hủy hoại, nhân tính bào mòn, càng ngày càng dấn sâu vào tội ác, vực thẳm của đau thương và tội lỗi, bị chính kẻ thù lợi dụng và trượt dài trên con đường tha hóa, không lối thoát.
=> Tấn bi kịch đầy nghịch lý, vừa là nạn nhân của bọn cường hào, ác bá, vừa là con quỷ dữ của làng, bị mọi người xa lánh, ngoảnh mặt. Ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao đã vạch trần hiện thực trước mắt người đọc, đó là sự cùng quẫn của hoàn cảnh sống, sự nham hiểm, độc ác của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn, sự phi nhân tính của nhà tù thực dân và định kiến của đồng loại đối với những con người cùng đinh, khốn khổ như Chí Phèo. Chính xã hội phi nhân tính đã đẩy con người vào con đường lưu manh, tha hóa.

2. Quá trình thức tỉnh:

2.1 Sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo sống lại với những cảm xúc đầy nhân tính:

- Lần đầu tiên sau những cơn say vô tận, "hắn tỉnh" và nhận ra cuộc sống xung quanh qua những âm thanh: "Tiếng chim hót... cá...". Những âm thanh cuộc sống rất thực ngoài kia đang đánh thức hắn, kéo hắn ra khỏi những ngày tháng u mê, tăm tối, gợi nhắc đến mơ ước rất người mà hắn từng ấp ủ. Chí cũng nhận ra bản thân mình "hình như đã trông thấy trước... và ốm đau".
- Chí thức tỉnh và sống lại với những cảm xúc rất người cùng ý thức cũng đã trở lại trong hắn.

2.2 Sự chăm sóc của Thị Nở làm tâm hồn Chí Phèo thực sự hồi sinh:

- Đó là lần đầu tiên Chí được chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà, bằng một bát cháo hành giản dị, chân thành của Thị Nở. Đó là bát cháo từ bàn tay ấm nóng tình thương làm "hắn rất ngạc nhiên", "hết ngạc nhiên hắn thấy mắt hình như ươn ướt".
- Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức trong Chí những tình cảm lành mạnh, những cảm xúc rất người. Hắn khóc. Bởi vì "đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho", hắn được cư xử như một con người. Trước đây, muốn được ăn, hắn toàn phải dọa nạt, giật cướp, phải rạch mặt ăn vạ... Hắn nhận bát cháo hành bốc khói mà "bâng khuâng", vừa "vui" vừa "buồn", vừa "có một cái gì đó như là ăn năn". Những cảm xúc con người đã thức dậy trong tâm can của Chí Phèo. Chính hương vị cháo hành - thứ hương vị của tình thương chân thành và cảm động. Hạnh phúc giản dị mà thấm thía lần đầu tiên Chí được nhận lấy đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay: "Trời ơi! Hắn thèm lương thiện... thân thiện của những người lương thiện." Quả là kì diệu. Cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lương thiện bị vùi dập lâu nay lại bừng sáng trong tâm hồn Chí Phèo.

2.3 Sự thức tỉnh về quyền làm người và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện:

- Thế mà, sự xuất hiện của Thị Nở chỉ như một tia chớp lóe lên rồi vụt tắt trong cuộc đời Chí Phèo. Hình ảnh người đàn bà ấy như một cách để Nam Cao soi rọi ánh sáng lương thiện vào tâm hồn Chí Phèo để làm hồi sinh những phẩm chất người trong hắn.
- Trong lúc tưởng chừng như hạnh phúc đã thuộc về mình, hắn cay đắng nhận ra rằng mình "không thể làm người lương thiện được nữa", Thị Nở từ chối hắn, mọi người từ chối hắn. Bởi hắn chỉ là "một thằng không cha... ăn vạ". Hắn đã gây ra bao bất hạnh cho bao người. Mọi nẻo đường để quay về một cuộc sống bình dị, lương thiện đã bị khép chặt. Hắn thức tỉnh nên ý thức rất rõ bi kịch của cuộc đời mình, thấm thía và đớn đau.
- Hắn tìm đến rượu, nào ngờ đâu không làm hắn say mà "càng uống càng tỉnh". Cái tỉnh của Chí là cái tỉnh của một con người với nỗi đau quá lớn và ý thức rất rõ về cuộc đời mình trong sự bất lực, buông xuôi. Sự từ chối của Thị Nở đã khép lại bao hy vọng của hắn. Hơn bất cứ lúc nào, hắn cảm thấy nỗi bất hạnh to lớn đè nặng tâm hồn mình, để rồi chỉ có thể bất lực mà "ôm mặt khóc rưng rức".
- Không còn con đường nào khác, Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến. Chí ý thức rất rõ tình cảnh của mình. Đến nhà Bá Kiến, Chí Phèo muốn đòi "lương thiện", đòi quyền làm người - một con người đúng nghĩa. "Tao muốn làm người lương thiện... nữa". Những vết cắt của tội lỗi đã hằn trên khuôn mặt hắn, hắn biết rằng đã quá muộn màng để quay đầu. Chí Phèo vung dao giết Bá Kiến nhưng hắn không để mình trở lại cuộc sống của một quỷ dữ như trước nữa. Và lưỡi dao oan nghiệt cũng đã kết thúc một kiếp người khốn khổ. Cái chết Chí Phèo đầy uất hận nhưng đó là nỗi khao khát của người nông dân bị tha hóa, muốn được lương thiện. Chí Phèo chết bởi hắn khao khát lương thiện nhưng định kiến xã hội đã không chừa cho hắn cơ hội. Chí Phèo chết trong sự nhận thức rất rõ về chính mình và bi kịch bị từ chối ấy.

3. Đánh giá:

- Miêu tả quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo là yếu tố làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Tác phẩm là tiếng nói đanh thép, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã xô đẩy bao con người lương thiện đến tận cùng của sự tha hóa. Tác phẩm còn là niềm tin yêu vào những người lao động cùng khổ: Xã hội dù đã hủy hoại nhân hình nhân tính của con người nhưng bản chất ốt đẹp và khát vọng làm người của họ vẫn hiện hữu.
- Thể hiện quá trình tha hóa và thức tỉnh, Nam Cao đã thể hiện bản lĩnh của một cây bút hiện thực sắc sảo, tạo nên một hình tượng nghệ thuật đa diện có sức sống nội tạng, để lại nhiều suy ngẫm trong lòng độc giả.
=> Quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo được nhà văn Nam Cao thể hiện hết sức thành công bằng biện pháp nghệ thuật nghiêm ngặt của một cây bút văn học hiện thực xuất sắc cùng với cảm xúc của một trái tim "sống đời, trải đời" giàu tình thương với con người và cuộc sống, làm cho "người gần người hơn".

Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương và thái độ cần có khi chọn nghề

Nhắc đến Nam Cao, ta lại nhớ đến một nhà văn luôn trăn trở về đời, về người, với bao chiêm nghiệm và triết lí sâu sắc trong từng câu từ đậm chất nhân văn. Qua mỗi tác phẩm, Nam Cao để lại trong lòng độc giả mỗi dư vị riêng và đồng cảm riêng. Trong đó, một ý nghĩ rất đời của nhân vật Hộ đã dấy lên câu hỏi rằng mỗi người cần có thái độ như thế nào khi chọn nghề và làm việc: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì đã là một sự bất lương... " (Đời thừa). Cùng Blog Làm văn nghị luận tham khảo bài viết để có thái độ chọn nghề với đề bài sau.



Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương và thái độ cần có khi chọn nghề - Blog Làm văn nghị luận


Đề bài: Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đã để nhân vật Hộ nghĩ rằng: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ”. 
Ý kiến của bạn về vấn đề này? Theo bạn, mỗi người cần có thái độ như thế nào khi chọn nghề?

Gợi ý


1. Mở bài:

Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh


Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến chuẩn mực của cái hay, cái đẹp sẽ “vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Cũng như dù thời gian có trôi thì giá trị của câu nói tưởng chừng giản đơn nhưng đầy ngụ ý của nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao vẫn luôn gợi nhắc mỗi người cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề và làm việc: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ".

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Nghề nghiệp: việc mà ta lựa chọn và thực hiện để sản xuất ra những giá trị về vật chất lẫn tinh thần phục vụ cho cuộc sống, là mục tiêu ta theo đuổi, là ước mơ, là thứ gắn bó với ta trong suốt quãng đời của mình.

- "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương": chỉ sự cẩu thả, thái độ hời hợt, vô trách nhiệm với việc mình làm, làm cho có, không quan tâm đến hậu quả và hệ lụy. Đối với nhà văn Nam Cao, ý thức trách nhiệm đối với công việc chính là thước đo nhân cách con người. Đó là lí do vì sao nhà văn cho rằng "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương". Bởi nghề nghiệp tượng trưng cho lý tưởng sống của mình, nếu "cẩu thả" sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như nếu một bác sĩ cẩu thả thì người bệnh sẽ lâm vào tình trạng hiểm nghèo, một kỹ sư công trình cẩu thả thì biết bao người gặp nguy hiểm...
=> Vậy câu hỏi đặt ra là ta phải chọn nghề nghiệp như thế nào để có thể toàn tâm toàn ý với công việc và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình?
=> Lựa chọn nghề nghiệp với thái độ nghiêm túc, chọn nghề mình thích, ước mơ và có khả năng thực hiện, khi đã chọn phải toàn tâm toàn ý làm việc, theo đuổi lý tưởng cao đẹp đó.

b. Chứng minh:

- Tinh thần trách nhiệm là yếu tố then chốt dẫn đến kết quả. Bởi dẫu có tài mà không có tâm thì cũng không thể phát huy được hết khả năng vốn có, công việc không thể đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu như đến công việc ta làm - thứ gắn liền với lợi ích của cá nhân ta mà bản thân còn không có trách nhiệm thì làm sao có thể làm chủ cuộc sống của mình, nói gì đến lắng lo cho người xung quanh.

Công việc của mỗi người đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến người khác, đến hiệu quả của cả một hệ thống làm việc, một dây chuyền sản xuất. Bởi chúng ta sống trong một cộng đồng, một xã hội, mà bất cẩn trong công việc tức là thiếu trách nhiệm với cả cộng đồng, với công việc chung của mọi người. Một kĩ sư nhầm lẫn trong thiết kế sẽ kéo theo sự sai sót trong quá trình thi công, công việc sẽ vì thế mà phải đình đốn. Mỗi người tựa như một mắt xích trong guồng máy chung đang hoạt động. Nên vô trách nhiệm trong công việc của bản thân mình cũng đồng thời sẽ là lãng phí không chỉ những của cải vật chất mà cả công sức của người khác, ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Mỗi nghề nghiệp luôn đòi hỏi ở con người một trái tim, lương tâm, ý thức. Bởi vì có những sai lầm sẽ không bao giờ có cơ hội sửa chữa, làm lại.

Dẫn chứng thực tế

Nguyên nhân:
Lối sống nhanh, sống vội, vô cảm, dẫn đến sự ích kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm, chán nản, bất mãn với công việc mà mình đang làm.

c. Bài học:

Nghề nghiệp, với một số người chỉ là cách thức mưu sinh, cũng có người coi đó là nghĩa vụ lao động để đóng góp và cống hiến, lại có người làm việc vì niềm hứng thú, đam mê. Chúng ta đứng ở góc độ nào để nhìn nhận, điều đó dẫn đến ý thức trách nhiệm đối với nghề của mình.
Nếu xem nghề nghiệp là cách mưu sinh kiếm sống, chúng ta chỉ giới hạn ở mức độ hoàn thành công việc mà không cố gắng sáng tạo nên những điều mới mẻ, hay sẽ vì món lợi trước mắt mà sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ.
Khi coi nghề là lý tưởng, là niềm vui, chúng ta sẽ có động lực và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

=> Cần thận trọng ngay từ lúc lựa chọn nghề nghiệp, để chọn lựa được công việc phù hợp với sở thích, ý muốn của bản thân, không chạy theo số đông, phải xem xét đến khả năng của mình. Bởi chỉ khi chọn nghề mà mình đam mê, ta mới có thể gắn bó với nó một cách bền vững lâu dài, mới có động lực để vượt qua những trở ngại mà bất cứ nghề nào cũng có


=> Chọn nghề là một quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, đừng bao giờ vội vàng, hấp tấp hay cẩu thả.

3. Kết.

Quả thật "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ". Quan niệm của nhà văn là một nhận thức đúng đắn về thái độ trách nhiệm của mỗi người đối với nghề nghiệp của mình, ngay từ khi chọn nghề đến cả quá trình gắn bó với nó. Chính điều đó sẽ làm nên cuộc sống đúng nghĩa.

"Sống trên đời sống cần có một tấm lòng"

Sợi tóc nhỏ - Nguyễn Hồi Thủ

Từng lời thơ nhẹ nhàng mà như gợi lên cả bầu trời giông tố đang kéo về lòng người khi ai đó bước đi. Trong tình yêu, "một giây mơ màng ta đã đánh mất nhau", thế nên ai cũng hoang hoải sợ ngày "tan tác đôi nơi mỗi đứa một đời". Blog Làm văn nghị luận gửi đến bạn đọc bài thơ "Sợi tóc nhỏ" của Nguyễn Hồi Thủ - với từng thi từ êm ái mà nặng ưu tư của người đang yêu.

Sợi tóc nhỏ - Nguyễn Hồi Thủ - Blog Làm văn nghị luận



Sứ mạng của người mẹ

Theo bạn, sứ mạng của người mẹ là gì? B. Babbles từng nói: "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". Câu nói trên mang hàm ý gì? Hãy cùng Blog Làm văn nghị luận suy nghĩ về nó nhé.

Sứ mạng của người mẹ là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết - Blog Làm văn nghị luận


Đề bài:

"Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles)
Em có suy nghĩ gì về cách giáo dục con cái qua câu nói trên?

Gợi ý làm bài:

Nguyễn Khoa Điềm từng gắn liền hình ảnh người mẹ và những quả "lớn xuống" như bầu bí, một tình mẫu tử thiết tha:

Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Mỗi chúng ta đều có mẹ và cần có mẹ - để được dựa dẫm và yêu thương những khi yếu mềm, mệt mỏi. Tuy nhiên, "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết", để ta có thể tự lập và trưởng thành một cách trọn vẹn.

1. Giải thích câu nói:

- Sứ mạng: hàm chứa trách nhiệm lớn lao và vô cùng cao cả. Mẹ chính là người mang vác trách nhiệm thiêng liêng ấy.
- Tình mẫu tử thiết tha, sâu sắc, xuyên thấm vào từng tế bào.
- Hiểu theo nghĩa rộng, câu nói đề cập đến vai trò của mái ấm gia đình - nơi chúng ta tìm về sau bao bộn bề mệt mỏi đời người. Nơi luôn sẵn lòng dang tay chở che, ấp ôm, vỗ về. Đó chính là chiếc nôi chấp cánh bao ước mơ đẹp đẽ, là điểm tựa vững chãi để chúng ta "nhấc bổng cả thế giới" với vô vàn khát vọng lớn lao.
- "Dạy con từ thuở còn thơ" - sự giáo dục của gia đình luôn là yếu tố hình thành nên nhân cách một con người.
- Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần để mọi sự nâng đỡ của mình làm điểm tựa cho con trẻ, tránh sự lệ thuộc, ỷ lại - tức là "làm cho chỗ dựa đó trở nên không cần thiết". Những đứa trẻ có khả năng vượt qua những trở ngại, va vấp thì mới đủ ý chí và nghị lực để đối mặt với bao sóng gió cuộc đời.
=> Câu nói trên đưa ra một quan điểm giáo dục đúng đắn và thiết thực. Đó là việc giúp con cái chủ động, tích cực, không dựa dẫm, rèn luyện tính cách và bản lĩnh cá nhân.
Mẹ và quả - Blog Làm văn nghị luận


2. Chứng minh:

"Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp." W.Gơt.
- Cuộc sống luôn có những thử thách và chông gai để con người có cơ hội trưởng thành hơn mỗi ngày. Và không ai có thể ở cạnh bên bạn, giúp bạn giải quyết khó khăn mãi. Vì thế, mỗi chúng ta cần học cách đối mặt và vượt qua, không dựa dẫm, không ỷ lại.
"Bạn sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh".
Dẫn chứng:
Người Nhật dạy dỗ con cái phải biết tự vươn lên bằng chính nỗ lực của mình ngay khi còn nhỏ, từ việc tự mình đến trường dù mưa tuyết kín đường đi nữa, với câu cửa miệng "Gambate" - cố gắng. Dù điều kiện cuộc sống của họ có thể đưa đón con cái đến trường bằng ô tô... tuy nhiên họ muốn dạy con mình hiểu rằng chúng không thể chờ đợi người khác giúp đỡ mình mỗi khi khó khăn, mà nhất định phải chủ động và can đảm vượt qua. Chính vì thế, người Nhật dù phải gánh chịu biết bao thiên tai, đất nước nhỏ bé về diện tích ấy vẫn hiên ngang trụ vững.
- Tuy nhiên có nhiều phụ huynh vì quá thương con cái nên luôn vòng tay khư khư bao bọc, khiến con mình bị động, non nớt, thiếu kĩ năng đối mặt với khó khăn. Điều đó khiến người trẻ dễ dàng lúng túng, mất phương hướng, dễ bi quan và rơi vào trạng thái tiêu cực... khi phải tự mình đối mặt với cuộc sống.
- Tình yêu thương phải vừa đủ và đúng đắn, nhất là trong thời buổi ngày nay, cuộc sống ngày càng phức tạp, nhiều chiều. Để thích nghi và phát triển, chúng ta cần có những kĩ năng và bản lĩnh nhất định.
- Thế nhưng, mặt khác, cha mẹ không nên buông lỏng quá mức, thiếu quan tâm đúng mực dành cho con cái của mình. Cha mẹ cần định hướng, uốn nắn để giúp con cái mình có hướng đi đúng đắn, làm điểm tựa và dẫn dắt con mình hình thành nhân cách tốt đẹp.
Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp - Blog Làm văn nghị luận


"Sự đau khổ là bà mẹ nuôi dưỡng phẩm chất kiên cường và độc đáo. Sự khó khăn có thể làm nảy sinh sức mạnh tinh thần và tình cảm. Tai nạn là bà vú của lòng bất khuất, hiểm họa là nguồn sữa bổ nuôi dưỡng người anh hùng trưởng thành". (Huy-gô)
Dẫn chứng:
Nhân vật bà Hiền trong Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải - một người phụ nữ chu đáo và thông minh, lại hết sức đúng đắn và tinh tế trong cách dạy con cái. Người phụ nữ ấy quan niệm chẳng những cho con cuộc đời mà còn phải giáo dục chúng có một nhân cách, tương lai không bị lệ thuộc "... nếu ông và tôi sống đên sáu mươi thì con út đã hai mươi có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị".

3. Bài học:

- Câu nói "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles) là kim chỉ nam trong việc giáo dục con cái dành cho bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, vừa nhắc nhở những người trẻ cần có lối sống chủ động, tích cực, tránh ỷ lại, dựa dẫm vào gia đình, kiên trường trước nghịch cảnh.
- Cần rèn luyện bản thân mình ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất, chủ động sắp xếp thời gian, giải quyết khó khăn, đưa ra những quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả mình tạo ra.

4. Kết bài:

"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". (Nhật kí Đặng Thùy Trâm).
Mỗi chúng ta đều cần có một bờ vai để dựa vào lúc yếu mềm, vấp ngã. Mỗi chúng ta đều cần một mái ấm để trở về sau những bão giông. Thế nhưng chúng ta phải mạnh mẽ, kiên cường, không nên là gánh nặng của người khác. Va vấp để trưởng thành, hiểu đời, hiểu mình hơn.
Quả thật, "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles)
Thế nhưng, dù thế nào, chúng ta vẫn cần điểm tựa tinh thần ấy suốt cuộc đời - nơi ấm áp nhất thế gian. Và, vì thế, chúng ta cần lớn lên để làm điểm tựa cho người phụ nữ yêu thương ấy.
---
Hãy cùng Blog Làm văn nghị luận ngợi ca sứ mệnh cao cả của người mẹ nhé!

Những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua Tiếng hát con tàu

Blog Làm văn nghị luận hôm nay muốn nhắc tới một nhà thơ lớn với những trang thơ đậm chất cá nhân trong SGK Ngữ văn 12 - Chế Lan Viên. Là một nhà thơ lớn, thơ CLV đã đi qua và chiếm lĩnh cả ba đỉnh cao ở ba thời kỳ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX: thời kỳ Thơ mới lãng mạn, Thơ ca Kháng chiến và thời kỳ Đổi mới sau 1986. Ông được đánh giá là một nhà thơ có phong cách đặc sắc và nổi bật.

Những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua "Tiếng hát con tàu" - Blog Làm văn nghị luận

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên là "khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống của nhân dân và đất nước". - Cùng Blog Làm văn nghị luận làm rõ ý kiến trên qua bài viết này nhé.

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên - Blog Làm văn nghị luận

"Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của chúng ta trong thế kỉ XX, một nhà hơ của đất nước. Suốt đời anh đã sống cho đất nước, cho thơ". (Nguyễn Văn Hạnh)

Có thể nói chính "ánh sáng và phù sa" của cuộc đời mới đã gột rửa hết những tư tưởng và cảm xúc siêu hình cũ, phá tung sự chật chội của cái lồng cá nhân để nhà thơ dang cánh bay thẳng vào bầu trời nhân dân cao rộng, dùng "ánh sáng của lí tưởng làm vũ khí, phù sa của cuộc sống mới làm chất ngọt nuôi thơ". (Vũ Tuấn Anh)

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc.
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
Chế Lan Viên đã dùng những hình ảnh thể hiện quy luật ngàn đời rất gần gũi nhưng lại vô cùng độc đáo và mới mẻ. Vị ngọt của tình yêu đôi lứa ví như cái rét ngọt của lúc đông về, như "cánh kiến hoa vàng", như "chim rừng lông trở biếc" mỗi xuân về. Tất ca nỗi nhớ ấy được khái quát lên thành tình yêu quê hương, đất nước. Chế Lan Viên đã rút ra một triết lí giản dị mà sâu xa, đó là sự hòa quyện giữa cái "tôi" với cái "ta", giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu của con người, yêu quê hương, Tổ quốc:
"Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"
Và:
"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn"
Đất là nơi ta đến và đi, nơi ta sinh sống, làm nhà, trồng rau, cày ruộng,... Nó quan trọng, gần gũi và gắn bó với con người đến nỗi "khi ta ở", ta dường như quên mất sự hiện diện của nó, đến "khi ta đi", ta mới chợt nhớ đến nao lòng. Chính nỗi nhớ tha thiết ấy cùng với tình yêu là chất xúc tác diệu kì gắn kết cái riêng với cái chung, cái xa lạ thành gần gũi, biến những gì nhỏ bé thành lớn lao, cao cả... Phải chăng, chính nhờ lẽ đó mà tiếng hát nhớ thương kia đã thức dậy trong lòng ta tình yêu đất nước?
Con tàu tâm tường ấy đi theo lời vẫy gọi, mời gọi tha thiết của cuộc đời để rồi vun vút lao đi trong niềm vui sướng, yêu thương "Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương", bởi "Tình yêu là đất lạ hóa quê hương". Con tàu đấy đang "đói những vành trăng", đang giục giã "gọi anh đi", khi chất chứa bao nỗi niềm, khát vọng "Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?"; khi lại đầy mơ mộng, lãng mạn "Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng"... Tất cả, tất cả làm nên con tàu của một hồn thơ hối hả, náo nức, khát khao được giao cảm, hòa mình vào "suối lớn mùa xuân" của đất nước, nhân dân.
Con tàu tâm tưởng của nhà thơ như đang xuyên hiện tại để trở về quá khứ, đem theo đầy nặng những toa nhớ, toa thương về cảnh vật và con người Tây Bắc.