Cách nhìn hiện thực độc đáo của Kim Lân trong tác phẩm "Vợ nhặt"

"Vợ nhặt" nằm trong mảng đề tài viết về hiện thực cuộc sống của người dân trước Cách mạng tháng Tám. Nhiều nhà văn, nhà thơ sau Cách mạng như Nguyễn Công Hoan, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi,... đã say sưa với đề tài này. Thế nhưng khi vào truyện của Kim Lân, nó thật ám ảnh. Đây là một đề tài mà Kim Lân đã từng ấp ủ nó trong một bản thảo tiểu thuyết viết ngay sau khi CMT8 thành công.


1. NX về hiện thực trong tác phẩm:

"Cảm quan về cái đói đã thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật" (Đỗ Kim Hồi)
Nó không chỉ hiện hữu trên những xác chết đầy đường, trên những cơ thể rã đi vì đói mà còn nhuốm màu chết chóc lên cảnh sắc, không gian. Đọc "Vợ nhặt", chúng ta có cảm giác cái đói năm Ất Dậu như đang mới nguyên trong tâm trí nhà văn.

2. Qua ngòi bút Kim Lân, cái đói thật nghiệt ngã trong một không gian chết chóc.

Đó là một xóm ngụ cư tồi tàn, là những dãy phố "úp súp", là ngã tư xóm chợ xác xơ, heo hút, người chết như ngả rạ, là những con đường nhỏ "khẳng khiu, sâu thăm thẳm", là căn nhà nhỏ, quạnh quẽ của mẹ con Tràng. ---> không khí vởn lên mùi của rác rưởi và mùi gây của xác người.

3. Cái đói hiện hữu qua sắc màu, âm thanh đầy thê lương.

Bao trùm lên xóm ngụ cư là màu tối ảm đạm của những khuôn mặt người, của những con đường với những bước chân mệt mỏi của người đói, những căn nhà tối om không có ánh lửa. "Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết", tiếng khó hờ của những nhà có người chết làm cho đêm tân hôn của vợ chồng Tràng thêm phần ảm đạm.

4. Bối cảnh thời gian mang dụng ý nghệ thuật:

Buổi chiều chạnh vạng, bóng chiều nhá nhem, là giấc ngủ phập phồng lo sợ. ---> gợi cái tàn tạ, ngưng đọng, buồn tẻ.

5. Hình ảnh con người lại càng thê lương.

Khuôn mặt người sống mang hình những bóng ma (Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xam xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ). Những đứa trẻ "không đứa nào buồn nhúc nhích", cả Tràng to khỏe, vập vạp của xóm ngụ cư giờ đây cũng rã rời vì đói, người đàn bà ở chợ tỉnh cũng rách rưới, hóc hác...

6. Giới thiệu bối cảnh nền của câu chuyện:

Kim Lân muốn khắc họa một hình ảnh cuộc sống trong trạng thái "cùng", ranh giới giữa sự sống và cái chết, là cái ngưỡng khốn khổ, là nơi cái chết đe dọa, lấn át ---> chiêm nghiệm của nhà văn với những triết lý sâu sắc của mình về cuộc đời, về cái chết và sự sống.