Viết về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm sử dụng rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian

Viết về "đất nước",  Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian. Loại chất liệu đặc biệt này đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt, tạo ra sức cuốn hút độc đáo cho đoạn thơ. Cùng Blog Làm văn nghị luận làm rõ ý kiến trên qua bài viết.



1. Chất liệu văn hóa dân gian được thể hiện qua những câu ca dao, dân ca, truyền thuyết... Tất cả đã bao trùm lên đoạn thơ một bầu khí quyển độc đáo và đầy sức quyến rũ.
2. Không gian nghệ thuật gần gũi, bắt nguồn từ văn hóa cổ truyền ngàn đời, gắn bó như máu thịt, trường tồn từ một cõi vô thức nào đó trong tâm tưởng người đọc:
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa... " mẹ thường hay kể.
3. Nhịp điệu ngôn từ, lời thơ nhẹ nhàng, gợi những cảm xúc hồn nhiên mà sâu sắc, mãnh liệt.
4. Điểm khác biệt với những bài thơ cũng viết về đề tài đất nước: Thơ xưa viết về những cái kỳ vĩ, đáng để con người ngưỡng vọng. Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm lại kéo gần khoảng cách, bình dị hóa, gần gũi hóa. Đất nước mang nét đẹp giản dị, chân chất như chính con người đã làm nên nó - "Đất Nước của Nhân dân", "núi Vọng Phu", những "hòn Trống Mái" hay "núi Bút, non Nghiên"...
5. Bầu khí quyển dân gian với không gian bay bổng, mộng mơ, lãng mạn:
"Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"

=> Viết về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm sử dụng rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian. Hiệu quả của việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian vừa: thủ pháp nghệ thuật, vận dụng một cách sáng tạo, "làm nền" tư tưởng của tác phẩm. Nguyễn Khoa Điềm đã làm cho chất liệu thấm nhuần tư tưởng, gắn bó hòa quyện với những cảm xúc một cách tài tình, tạo những ấn tượng không dễ quên, những xúc động sâu sắc với cả vui thú khi đến với "cách nhìn mới về những điều ai cũng biết cả rồi" như thế này.
Cùng tham khảo những bài viết về bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa điềm tại trang chủ Blog Làm văn nghị luận hoặc tại link này.