Phân tích vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù

Vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp nói lên cái tài, cái tâm của nhà văn, biểu lộ quan điểm nghệ thuật riêng đầy cá tính sáng tạo.


I. Giới thiệu:

- "Chữ người tử tù" là truyện ngắn rút từ tập "Vang bóng một thời" viết trước CM (1940).
- Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về phương diện nghệ thuật, tập trung ở hình tượng nhân vật Huấn Cao.

II. Vẻ đẹp của HC:

1. Trước hết là vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ:

- HC có tài viết chữ Hán, loại văn tự giàu tính tạo hình - bộc lộ cái tâm, cái chí, gọi là viết thư pháp. Có người viết chữ thì có người chơi chữ - treo chữ trong nhà, thú vui tao nhã của những người có trình độ văn hóa thẩm mĩ cao.
- HC là một nghệ sĩ thư pháp. "Tài viết chữ rất nhanh và đẹp" nổi tiếng khắp cả vùng tỉnh Sơn. Viên quản ngục - một quan huyện nhỏ vô danh cũng biết danh "Chữ ông HC đẹp lắm, vuông lắm (...). Có được chữ ông HC mà treo là một báu vật trên đời". Cho nên để có được chữ HC,VQN đã "biệt đãi", nhẫn nhục và liều mạng.

2. HC mang vẻ đẹp khí phách bất khuất, hiên ngang.

- HC dám chống lại cả triều đình.
- Dù chí lớn không thành nhưng ông vẫn cứ hiên ngang, bất khuất (thái độ đối với VQN).
- Phong thái ung dung, đĩnh đạc, đường hoàng dù sắp bị xử tử.

3. HC có thiên lương trong sáng, cao đẹp:

- Khái niệm "thiên lương" được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau: trân trọng, yêu quý cái tài, cái đẹp và ý thức sử dụng cái tài của mình.
- HC không bao giờ ép mình cho chữ dù vàng ngọc hay quyền quý, do "cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của VQN và thơ lại nên đã chấp nhận cho chữ.

4. Sự thống nhất giữa cái tài và cái tâm cùng với khí phách anh hùng của hình tượng HC:

- Cảnh cho chữ, vẻ đẹp của cái tâm, của "thiên lương" chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, của khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của HC - là lí tưởng thẩm mĩ của NT, chuẩn mực đánh giá nhân cách con người. Trên cái nền đen tối của nhà tù, quản nguc và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ HC - tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu. Hình tượng HC vì thế mà trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng cảu ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ.

5. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật HC:

- Tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa HC và VQN, thơ lại - cuộc hội ngộ giữa những kẻ "liên tài tri kỉ".
- NT triệt để sử dụng sức mạnh của "nguyên tắc tương phản đối lập của bút pháp lãng mạn": đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với sự phàm tục, dơ bẩn....
- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu tính chất tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán - Việt, lời ăn tiếng nói mang tính khẩu khí làm tăng vẻ đẹp "Vang bóng một thời".

III. Kết luận:

- Nhân vật HC thể hiện cái tài, cái tâm của NT, là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái tâm trước sự phàm tục, dơ bẩn.
- Nguyên mẫu Cao Bá Quát, một nhà nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng một thời và cũng là người từng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa. Qua đó bộc lộ tình yêu nước thầm kín.

Một số đề ôn thi đại học - cao đẳng

Blog Làm văn nghị luận gửi đến bạn đọc một số dạng đề tham khảo xoay quanh các tác giả, tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11, 12.


A. PHẦN VĂN XUÔI


I. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân.


Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của viên quan coi ngục trong “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) và vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Đan Thiềm trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Nguyễn Huy Tưởng)
Đề 2: Cảm nhận cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” và cảnh vượt thác trong “Người lái đò Sông Đà”.

II. HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng.

Đề 1: Phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. Hoặc phân tích niềm vui sướng của đám con cháu trong chương “HP của một tang gia”.

III. VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng.

Đề 1: Cảm nhận bi kịch Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.

IV. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương đoạn từ thượng nguồn đến chảy qua thành phố Huế.

V. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (trích) - Nguyễn Thi.

Đề 1: Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp tuổi trẻ miền Nam thời chống Mỹ qua hai nhân vật Việt và Chiến.

VI. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (trích) - Lưu Quang Vũ.

Đề 1: Phân tích ý nghĩa triết lý của màn đối thoại Hồn – Xác.
Đề 2: Phân tích màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích.
Đề 3: Phân tích tấn bi kịch Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

VII. MỘT NGƯỜI HÀ NỘI – Nguyễn Khải.

Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà Hiền – “hạt bụi vàng” của Hà Nội.

VIII. ĐỜI THỪA – Nam Cao.

Đề 1: Phân tích tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ. (So sánh bi kịch Vũ Như Tô)
Đề 2: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Đời thừa”.

IX. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – Nguyễn Minh Châu.

Đề 1: Phân tích nhân vật Phùng.
Đề 2: Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” để làm rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
Đề 3: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

X. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Đề 1: Phân tích nghệ thuật lập luận sắc bén và giàu tính luận chiến trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

PHẦN THƠ:

I. VỘI VÀNG (Xuân Diệu) – Rất quan trọng.

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về quan niệm thời gian qua đoạn thơ sau trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu:
“Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua
….
Nhanh lên thôi mùa chưa ngả chiều hôm”
Đề 2: Cảm nhận của anh chị về cái tôi trữ tình qua đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu:
“Ta muốn ôm
Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”

II. SÓNG - Xuân Quỳnh. (Quan trọng , học hết nhé)

Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ "Dữ dội và dịu êm...khi nào ta yêu nhau".
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu qua đoạn thơ "Trước muôn trùng sóng bể...Hướng về anh một phương"
Đề 3: Cảm nhận đoạn thơ "Con sóng dưới lòng sâu... Hướng về anh một phương"
Đề 4:
"Con sóng dưới lòng sâu... Để ngàn năm còn vỗ"
Đề 5: So sánh :
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Và đoạn:
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ"
(Sóng - Xuân Quỳnh)

III. CHIỀU TỐI ( Hồ Chí Minh)

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ “Chiều tối” – Hồ Chí Minh.
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ “Chiều tối”.

IV. TỪ ẤY (Tố Hữu) (Rất quan trọng)

Đề 1: Cảm nhận của anh/ chị về về sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Đề 2: Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau đây:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
(Từ ấy – Tố Hữu)
Và :
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

V. TÂY TIẾN – Quang Dũng. Rất quan trọng.

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của hình tượng người lính thời chống Pháp qua bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên và tâm hồn người lính qua đoạn thơ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Đề 3: Phân tích hình tượng người lính qua đoạn thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Đề 4: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

VI. VIỆT BẮC - Tố Hữu (quan trọng)

Đề 1: Cảm nhận tâm trạng nhân vật trữ tình qua đoạn thơ:
“Mình về mình có nhớ ta
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của không khí kháng chiến thời kháng Pháp qua đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Đề 3: Bức tranh tứ bình Việt Bắc.
Đề 4: Cảm nhận đoạn "Mình đi có nhớ những ngày... Tân Trào , Hồng Thái, mái đình, cây đa"

VII. ĐÀN GHITA CỦA LORCA – Thanh Thảo

Đề 1: Cảm nhận hình tượng tiếng đàn qua đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo:
"tiếng ghita nâu
long lanh trong đáy giếng"
Đề 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo:
“đường chỉ tay đã đứt
lila – lila – lila”

Một số quan niệm về văn chương

Mỗi nhà văn luôn có một thế giới nghệ thuật riêng, nơi ấy, quan niệm về văn chương làm nên diện mạo riêng cho người cầm bút. Cùng điểm qua các quan niệm về văn chương của những cây bút tên tuổi như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao... qua bài viết sau.


- Đối với tôi văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại, văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.
(Thạch Lam)
- M.Gorki nói: văn học “ giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.”
- Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.
(Nam Cao – Trăng sáng)



* Bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn:

Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.
(Vũ Trọng Phụng)


* Nhận định về "chất thép" trong thơ Hồ Chí Minh:

Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu 1 cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép.




* Ý kiến về văn chương:


Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.
(Nguyễn văn Siêu)



* Vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ:

- Thơ phát khởi trong lòng người ta.
(Lê Quý Đôn)
- Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.
(Ngô Thì Nhậm)


* Quan điểm nghệ thuật văn chương:

- Văn hoá nghệ thuật là 1 mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
(Hồ Chí Minh)
- Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.
(Nam Cao - Đời thừa)


- Nguyễn Tuân: Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật.
- Raxun Gamzatốp: Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguòn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người.
- Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt đắng cay.

(trích trong "Đaghetxta của tôi")
- Lecmôntốp: Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức, lòng ngập tràn nhớ nhung... khi đó tôi viết.
- Nêkratxôp: Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sục sôi dâng lên trong lòng thì tôi viết.- Tố Hữu: Mỗi khi có cái gì chất chứa trong lòng, không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ.

- Bielinxki: Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.
- Viên Mai: Tài gia tình chi phát, tài thịnh tình tắc thêm (Nghĩa là "Tài là ở tình phát ra, tài ao ắt tình sâu")
- Enxa Triôlê: Nhà văn là người cho máu.
- Ngô Thì Nhậm: Phải xúc động hồn thơ thì ngọn bút mới có thần.
- Nguyên Hồng: Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi.
- Sóng Hồng: Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.
- Anđecxen: Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.
- Secnưsepki: Cái đẹp là cuộc sống.
- Gorki: Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả.
- Phạm Văn Đồng: Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội.
- Vì thơ là nhuỵ của cuộc sống nên nhà thơ đi hút cho được cái nhuỵ ấy và phấn đấu sao cho cuộc đời của mình cũng có nhuỵ
- Xuân Diệu: Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa.
- Đặng Thai Mai: Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống- trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nôi lo âu, bực bội tủi hổ và
những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, sức sống của những tác phẩm vĩ đại.

Nhận định, lời phê bình về các tác giả - tác phẩm văn học - Phần 2

Lý luận văn học và phê bình văn học là hai phương diện tạo nên vẻ đẹp cho văn học nghệ thuật. Blog Làm văn nghị luận gửi đến bạn đọc phần 2 chuyên đề Nhận định, lời phê bình về các tác giả - tác phẩm văn học, gồm có: Huy Cận, Thạch Lam, Hồ Chí Minh, Nam Cao.


VIII. Huy Cận và "Tràng giang"


1. Ðời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

(Hoài Thanh)

2. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,...đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này
(Hoài Thanh)
3. Xuân Diệu có nhận xét: Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương ngừa áy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.
4. Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình"
(Xuân Diệu)

IX. Thạch Lam và "Hai đứa trẻ":

1. Nguyễn Tuân viết: "Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghè. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị mà nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm thất văn học". (Theo tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III, NXB văn học Hà Nội, 1996, trang 375)
2.

X. Hồ Chí Minh và "Nhật kí trong tù"

1. "Nhật kí trong tù"

- "...Thơ thiên nhiên trong tập Ngục trung nhật kí thật sự có những bài viết rất hay. Có những phác học sơ sài, chân thực và đậm đà, càng nhìn càng thú vị, như 1 bức tranh thủy mặc cổ điển. Có những cảnh lộng lẫy sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chữ vàng. Cũng có những bài thơ làm cho người đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp..."
(Đặng Thai Mai)
- "...Toàn bộ tập thơ đó là 1 tuyên ngôn về tự do viết với tấm lòng yêu thương, tinh thần kiên quyết, với khí phách anh hùng của 1 người cộng sản vĩ đại"
(Hoàng Trung Thông)

- "Trong thơ Bác, trữ tình và tự sự, lãng mạn và hiện thực, cổ động và giáo dục,phản ánh và triết lí... đã kết hợp với nhau thật chặt chẽ, 1 cách nghệ thuật"

(Hoàng Trung Thông)

- "... Điều quan trọng là, với tất cả phẩm chất của một nghệ thuật lớn, "Nhật kí trong tù" đã sống cuộc sống xứng đáng của nó, đã gieo trồng được những giá trị văn minh và nhân đạo cao nhất vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Biết bao người, trong đó có không ít nhà văn hóa lớn, hoặc nghệ sĩ tên tuổi ở trong nước và trên thế giới đã nói về giá trị lớn của tập thơ.."
(Phong Lê)
2. "Mộ"
- "HCM rất Đường mà không Đường 1 tí nào. Với 1 chữ "hồng'', Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong 3 câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay ngô tối. Chữ 'hồng'' trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là "con mắt" thơ (thi nhã hoặc nhãn tự), nó bùng sáng lên,nó cân lại chỉ 1 chữ thôi với 27 chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa. Với chữ ''hồng'' đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhạc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác"

- "Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu thơ đầu thì thơ HCM không khác gì thơ Liễu Tông Nguyên đời Đường:
Thiên sơn điêu phi tận
Vạn kính nhân tông diệt
Cô thuyền xuy lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết
(Nghìn non chim bay hết
Muôn nẻo dấu người mất
Trên thuyền cô độc lão già
Một mình cầu sông tuyết lạnh)
(Hoài Thanh)
3. "Tảo giải"
- "Căn cứ vào cách viết mà nói, trong bài thơ này có 1 sự hòa hợp kì diệu giữa bút pháp tượng trưng và bút pháp hiện thực..."
(Đặng Thai Mai)
- "Thế rồi cả 1 phương đông sáng rực, màu trắng biến thành màu đỏ, cách mạng thắng lợi đang quét sạch những tàn dư của bóng tối ban đêm. Và trời đất là cả 1 vùng hơi ấm để đưa con người tới mục đích thắng lợi và tới cõi thơ"
(Đặng Thai Mai)
4. "Vãn cảnh":
- "Có những câu có thể coi là quá giản dị, nhưng tại sao tôi đọc đi đọc lại vẫn thấy một cái gì trong đó mà mình chưa rút hết, ví dụ như là cảnh chiều hôm hoa hồng bên ngoài nở rồi rụng"
(Xuân Diệu)
- "Nổi niềm của một bông hoa bị bỏ quên: bao nhiêu bông hoa bị bỏ quên trong trời đất! Nhất là khi trời đất chưa phải là trời đất của các loài hoa và hương hoa còn phải bay vào trong tù để tìm bạn. Làm sao thấy hết được chiều sâu của 1 bài thơ như vậy! Chiều sâu của một cái nhìn, một tấm lòng tinh tế, chi li mà bao la như trời biển"
(Hoài Thanh)

5. "Tuyên ngôn độc lập":
- Bác có nói: "Tôi tuy viết nhiều nhưng chưa lần nào tạo được bài viết hữu ích như lần này"
- Đồng chí Trường Chinh nhận xét: "Về văn phong ,cách nói và cách viết của Hồ Chủ Tịch có những nét rất độc đáo: nội dung khảng khái, thấm thía đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phục cả trái tim và khối óc con người ta: hình thức sinh động, giản dị ,giàu tính dân tộc và tính nhân dân."


XI. Nam Cao và "Chí Phèo", "Đời thừa"


1. - “Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc(…)thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi”

(Nhận xét của nhà văn Tô Hoài) 
- "Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt"

(Nguyễn Đình Thi)

- Nam Cao "biến mình thành kẹp chả dưới tay mình, tự đem mình ra quạt dưới than hồng "


(Nguyễn Minh Châu)
- "Nam Cao thường lấy bản thân mình ra để mà kiểm nghiệm"
(Nguyễn Minh Châu)

- "Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai, năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả... năm năm cày xới để tự biếm họa, tự khẳng định, để có Nam Cao như hiện nay ta có"


(GS Phong Lê)


2. - “Dù viết về đề tài nào, truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung: nổi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới”
- “Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực”
( Hà Minh Đức)

- “Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình”
(Hà Minh Đức)


- “Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”
(Nguyễn Minh Châu)

-“Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi mói như của Nam Cao”

( Nhà văn Lê Định Kỵ)


XII. Xuân Quỳnh và "Sóng"

1. "Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời ...

Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng. Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhòai giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở ,ra đi và trở lại,chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiên gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ ,thuyền và biển,nhà ga và con tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và trắc trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm..."
(Chu Văn Sơn)

2. "Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh"
(Võ Văn Trực)


XIII. Khác:

1. Giá trị của đồng tiền trong Truyện Kiều:

Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hoá trắng và người đàn bà goá phụ trở thành cô dâu mới.
(Sheakespear)

2. Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều:

Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng thấm thía ngậm ngùi.
(Mộng Liên Đường)

3. Bình luận về tuổi trẻ Việt Nam:

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.
(Hồ Chí Minh)

4. Hoài bão thời trai trẻ của cụ Phan Bội Châu:

Muốn vượt bể đông theo chiều cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiến ra khơi.
(Phan Bội Châu)

5. Ca ngợi mùa xuân:

Xuân bước nhẹ trên nhành non lá mới,
Bạn đời ơi vui chút với trời hồng!
Hết lạnh rồi, gió bấc với mưa đông.
(Tố Hữu)


6. Ca ngợi tình bạn:

- Sống không có bạn là chết cô đơn.
(Giooc-giơ Hê –be)
- Mỗi người thêm nhiều con mắt
Mỗi người thêm nhiều cảm rung
Trời cũng thêm nhiều màu sắc
Đất cũng thêm chiều mênh mông.
(Trần Lê Văn – Bạn)

7. Kết hợp giữa tài và đức:

Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
(Hồ Chí Minh)

8. Tự hào về đất nước:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi)

9. Đặc điểm của ngôn ngữ:

- Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của Văn học.
- Ngôn ngữ của tác phẩm phải gãy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển đã viết bằng 1 ngôn ngữ như vậy, đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác.
- Ngôn ngữ nhân là “tiếng nói nguyên liệu “ còn ngôn ngữ văn học là “ tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào luyện.
(Gorki)

10. Sử dụng ngôn ngữ thơ để tạo hình:

Nhịp điệu của câu thơ là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu náo nức xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong lòng người trở về quê cũ, nơi đã nuôi mình.
(Tố Hữu)

11. Tính chính xác của ngôn ngữ văn học:

Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có 1 từ để biểu hiện nó.
(Môpat xăng - Pháp)

12. Nhận xét về bài thơ Thu Vịnh:

Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh mùa thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu.
(Xuân Diệu)

13. Nhận xét về Thu Điếu:

Bài thơ Thu Vịnh có thần hơn hết nhưng ta vẫn phải công nhận bài Thu điếu là điển hình ơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.
(Xuân Diệu)

Nhận định, lời phê bình về các tác giả - tác phẩm văn học - Phần 1

Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát. Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Blog gửi đến bạn đọc một vài nhận định, lời phê bình Phần 1.


Phần 1 gồm có các tác giả và tác phẩm sau:

A. Xuân Diệu với "Vội vàng", "Đây mùa thu tới"

B. Tố Hữu với "Việt Bắc"

C. Vũ Trọng Phụng với "Số đỏ”

D. Xuân Quỳnh với "Sóng"

E. Anh Thơ với "Chiều xuân"

F. Nguyễn Bính với "Tương tư"

G. Nguyễn Tuân với "Chữ người tử tù""Người lái đò Sông Đà"


1. "Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam… cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình? Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu"

(Tố Hữu)
2. Nhà thơ nữ lừng danh, bà Bra-gri-a-ma ở chân núi Vi-to-sa (Bungari) khi tuyển thơ tình trên thế giới, bà đã khoe với các bạn Việt Nam: "Tôi mở đầu tuyển tập hàng trăm tác giả này bằng nhà thơ Nga Puskin và kết thúc bằng nhà thơ Xuân Diệu - Việt Nam, Xuân Diệu là nhà thơ tình lớn của phương Đông vậy!"
3."Xuân Diệu là cả một viện nghiên cứu văn học trong anh"
(Chế Lan Viên)
4. "Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tôi"
(Nguyễn Tuân)
5. "Đau lòng thay! Mất một nhà thơ lớn. Mất một người bạn và về thơ anh là bậc đàn anh của tôi"
(Hoàng Trung Thông)
6. “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”
(Thế Lữ - Lời tựa cho tập "Thơ thơ")
7. Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”.
8. "Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu".
9. Nguyễn Đăng Mạnh: "Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu".


II. Về "Việt Bắc" - Tố Hữu:


1. Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi.
(Tố Hữu-"Nhà văn nói về tác phẩm")

2. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.
(Chế Lan Viên-"Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")

3. Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên.
(Xuân Diệu-"Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu")

4. Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự.
(Xuân Diệu-"Tố Hữu với chúng tôi")


5. Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu.

Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng.

Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thi sĩ.

(Lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu,Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản, 1946)

6. Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.

Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ.

(Chặng đường mới của chúng ta, 1961, Hoàng Trung Thông)
7. Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.
(Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)

8. Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó.

Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc.

… Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp.

(Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học, 1964, Chế Lan Viên)

9. Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.

(Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre Emmanuel)

10. Tập thơ Máu và hoa này xuất bản vào mùa thu năm 1975. tôi tin rằng tạp chí Châu âu (Europe) sẽ đón chào nó như một sự kiện văn học.

Jacques Gaucheron

Con đường của Tố Hữu

(trong tập Máu và hoa (Sang et Fleurs) EFR, Paris, 1975)
11. Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ.
(Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

12. Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.

(Chuyện thơ, 1978, Hòai Thanh)

13. Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại.

(Bình luận văn học, 1964, Như Phong)


III. Về Vũ Trọng Phụng và "Số đỏ”:



1. Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: "Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời VTP càng chân thành bấy nhiêu.Con người ấy không giết quá một con muỗi .Nhưng thật kì diệu,văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình,kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

2. Đọc “Số đỏ” nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: "Đây là cái bi của người chết ,cái hài của xã hội ,cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người”

3. Đáp lời báo Ngày nay, Vũ Trọng Phụng có nói: "Các ông muốn cuốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn có cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là thực sự ở đời (...) Các ông muốn theo tiểu thuyết tuỳ thời, chỉ nói cái thiên hạ thích nghe, nhât là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thực, thành ra nguy hiểm, vì sự thực mất lòng"

4. "Văn chương chỉ là một thứ tiêu khiển nếu nó than mây khốc gió. Tôi quan niệm văn chương là phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yêu, kẻ bị đày đoạ vào cảnh ngu tối, kẻ bị bóc lột, mỗi ngày kiếm ra đủ bữa ăn tối để nhịn sáng hôm sau. Tôi sẽ cố gắng nhìn và nỗi đau của xã hội, may ra tìm được những thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn miệng, lên da."
(Quan niệm của tôi về phóng sự và tiểu thuyết)

5. "Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bi quan, căm hờn cũng có vì tôi cho rằng xã hội nước nhà mà không đáng căm hờn, mà lại cứ "vui vẻ trẻ trung, trưởng giả, ăn mặc tân thời, khiêu vũ..." như các ông chủ trương thì một là không muốn cải cách gì xã hội, hai là ích kỷ một cách đáng sỉ nhục"
(Để đáp lời báo Ngày nay)

IV. Về "Sóng" của Xuân Quỳnh:

1. "Xuân Quỳnh viết bài này "bợm" thật!".
(Nhà thơ Vũ Cao, Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội)
2. "Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thở".
(GS TS Trần Đăng Suyền)
3. "Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài "Sóng" thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ xa."
(Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên)

V. "Chiều xuân" và Anh Thơ:


1. "Anh Thơ từ lâu chỉ chuyên lối tả cảnh mà lại tả những cảnh rất tầm thường; Một phiên chợ, một đứa bé quyét sân, một mụ đàn bà ngồi bắt chấy… có kẻ sẽ cho Anh Thơ là người vô tình. Nhưng có thiếu nữs nào 20 tuổi lại vô tình?...Hẳn người đã tập luyện nhiều lắm mới có thể đi đến cái thản nhiên, cái dửng dưng mà độc giả Bức Tranh Quê ắt phải lấy làm lạ…’’
(Thi Nhân Việt NamNhà phê bình cự phách Hoài Thanh)
2. Năm 1982, trong cuộc hội thảo Văn chương Việt Nam giữa hai cuộc thế chiến tại trường Đại học Harvad (Hoa Kì), Hà Minh Đức khẳng định tình yêu quê hương đất nước trong Thơ mới, ở đó “Người ta có thể tìm thấy nhiều miền quê với những vẻ đẹp riêng. Một làng biển trong thơ Tế Hanh, miền quê Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận; Nam Trân hay viết về xứ Huế; phong cảnh nên thơ ở đồng
quê miền Bắc trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Hàn Mạc Tử…”
. Sau đó, bài viết của Hà Minh Đức được in trong cuốn Một thời đại thi ca – Về phong trào thơ mới 1932 - 1945 [15; 82,86]. Anh Thơ được mệnh danh là “nhà thơ đồng áng”.

VI. Nguyễn Bình và "Tương tư"

1. "Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường".
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh)

VII. Nguyễn Tuân và "Chữ người tử tù", "Người lái đò Sông Đà":

1. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.
(Vũ Ngọc Phan)
2. Ðây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".
3. "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa"
(Nguyễn Ðăng Mạnh)
4. Tác phẩm gần đạt đến độ "toàn thiện toàn mỹ" ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. "Vang bóng một thời" vẽ lại những cái "đẹp xưa" của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng. [...] "Vang bóng một thời", vì thế, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
5. Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...”
6. Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ" (Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác.

Nhắn nhủ: Xin chào các bạn, đây là trang web mới chia sẻ về hành trình chinh phục một ngoại ngữ mới của mình - tiếng Trung. Hy vọng sẽ được các bạn đón nhận. Trang blog tại đây:
提醒:
大家好,这是我的新网站,分享我学习一门新外语——中文的历程。希望能得到大家的支持和喜爱。博客地址在这
里: