Phân tích vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù
Vẻ đẹp hình tượng của nhân vật Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân là vẻ đẹp nói lên cái tài, cái tâm của nhà văn, biểu lộ quan điểm nghệ thuật riêng đầy cá tính sáng tạo.
I. Giới thiệu:
- "Chữ người tử tù" là truyện ngắn rút từ tập "Vang bóng một thời" viết trước CM (1940).
- Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về phương diện nghệ thuật, tập trung ở hình tượng nhân vật Huấn Cao.
II. Vẻ đẹp của HC:
1. Trước hết là vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ:
- HC có tài viết chữ Hán, loại văn tự giàu tính tạo hình - bộc lộ cái tâm, cái chí, gọi là viết thư pháp. Có người viết chữ thì có người chơi chữ - treo chữ trong nhà, thú vui tao nhã của những người có trình độ văn hóa thẩm mĩ cao.
- HC là một nghệ sĩ thư pháp. "Tài viết chữ rất nhanh và đẹp" nổi tiếng khắp cả vùng tỉnh Sơn. Viên quản ngục - một quan huyện nhỏ vô danh cũng biết danh "Chữ ông HC đẹp lắm, vuông lắm (...). Có được chữ ông HC mà treo là một báu vật trên đời". Cho nên để có được chữ HC,VQN đã "biệt đãi", nhẫn nhục và liều mạng.
2. HC mang vẻ đẹp khí phách bất khuất, hiên ngang.
- HC dám chống lại cả triều đình.
- Dù chí lớn không thành nhưng ông vẫn cứ hiên ngang, bất khuất (thái độ đối với VQN).
- Phong thái ung dung, đĩnh đạc, đường hoàng dù sắp bị xử tử.
3. HC có thiên lương trong sáng, cao đẹp:
- Khái niệm "thiên lương" được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau: trân trọng, yêu quý cái tài, cái đẹp và ý thức sử dụng cái tài của mình.
- HC không bao giờ ép mình cho chữ dù vàng ngọc hay quyền quý, do "cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài" của VQN và thơ lại nên đã chấp nhận cho chữ.
4. Sự thống nhất giữa cái tài và cái tâm cùng với khí phách anh hùng của hình tượng HC:
- Cảnh cho chữ, vẻ đẹp của cái tâm, của "thiên lương" chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, của khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của HC - là lí tưởng thẩm mĩ của NT, chuẩn mực đánh giá nhân cách con người. Trên cái nền đen tối của nhà tù, quản nguc và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ HC - tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu. Hình tượng HC vì thế mà trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng cảu ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp, cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ.
5. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật HC:
- Tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa HC và VQN, thơ lại - cuộc hội ngộ giữa những kẻ "liên tài tri kỉ".
- NT triệt để sử dụng sức mạnh của "nguyên tắc tương phản đối lập của bút pháp lãng mạn": đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với sự phàm tục, dơ bẩn....
- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu tính chất tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán - Việt, lời ăn tiếng nói mang tính khẩu khí làm tăng vẻ đẹp "Vang bóng một thời".
III. Kết luận:
- Nhân vật HC thể hiện cái tài, cái tâm của NT, là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái tâm trước sự phàm tục, dơ bẩn.
- Nguyên mẫu Cao Bá Quát, một nhà nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng một thời và cũng là người từng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa. Qua đó bộc lộ tình yêu nước thầm kín.