Xa rồi ngày để yêu nhau

Có những điều không khắc mà sâu, có những điều không gắng ghi mà vẫn nhớ... Em không tin tình yêu vĩnh hằng muôn thuở, nhưng như loài hoa mặt trời dẫu mưa gió vẫn vươn mình mỗi sớm bình minh. Đã rất lâu, rất lâu em không nói về chuyện chúng mình, không nhắc đâu hẳn là quên, không kiếm tìm đâu có nghĩa là không nhớ... Bài ca anh hát em vẫn ngân nga mỗi khi đêm buồn trăn trở, cơn mơ qua rồi như giấc mộng trầm luân...


Đã rất lâu rất lâu em không thật sự là chính mình, Sài Gòn cuốn em đi trong vòng xoay nhiệt tình tất bật. Là loài hoa không ngọt ngào thơm mật, em nhạt nhòa giữa phố chật người đông. Nước mắt buồn em giấu kĩ trong lòng, mất đi niềm tin em thu mình vào trong im lặng. Sài Gòn mưa nhiều, Sài Gòn quên nắng, sao nỡ quên em...?

Đã rất lâu rất lâu em không thức trọn một đêm, vì bận lo ngày mai, em giấu anh vào dọc ngang nỗi nhớ. Em không đếm, không đo, không để mình trăn trở, bởi đã xa rồi ngày để yêu nhau...


Đã rất lâu rất lâu em không hỏi vì sao, không thắc mắc, không giận hờn, không ẩm ương, nũng nịu. Em không trách, không cố quên, không vướng tay níu kéo.... Vậy chăng rằng, đó đã hết yêu nhau?!

So sánh hình ảnh bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo với bát cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt

Đến với mỗi tác phẩm văn học, ta tìm thấy ở đó những hình tượng, chi tiết nghệ thuật khác nhau mang giá trị tư tưởng, tình cảm của tác giả, cũng như dụng ý nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc. Qua tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao, hình ảnh bát cháo hành trở thành mấu chốt thức tỉnh một con người. Không chỉ thế, khi trải lòng với "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, hẳn là trong lòng độc giả không thôi day dứt với hình ảnh bát cáo cám đầy ám ảnh.

Thượng đế cũng không biết

Và có lẽ, hạnh phúc nhất là khi ta tìm được một nơi dựa an toàn và vững chắc giữa cuộc sống bộn bề, vồn vã này. Hạnh phúc là khi có một bàn tay nắm tay ta thật chặt, cùng ta vượt qua sóng gió, chính phục khó khăn. Là khi, một bờ vai luôn sẵn sàng để ta tựa đầu những lúc yếu lòng mệt mỏi. Là khi, một vòng tay luôn rộng mở để ta sà vào âu yếm, xoa dịu những thương tổn những ngày mưa ngàn cùng gió. Là một ánh mắt, dịu dàng, bao dung, ấm áp, tiếp thêm niềm tin và nghị lực để ta mạnh mẽ bước đi. Đó là những điều về hạnh phúc mà cả thượng đế cũng không biết.



1. Mở bài:

Thượng đế lấy đất sét nắn ra con người. Khi Ngài nắn xong vẫn còn thừa ra một mẫu đất:
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? - Ngài hỏi.
Con người suy nghĩ một lúc thấy mình đã đầy đủ tay, chân, đầu, rồi nói:
- Xin Ngài nắn cho con hạnh phúc.
Thượng đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc.

"Chưa có ai, kể cả thi sĩ, có thể đo lường được sức chứa của trái tim" (Zelda Fitzgerald). Trái tim là nơi lưu giữ những tình cảm yêu thương, những kỉ niệm hay những ai đó đáng nhớ nhất của con người. Chính tái tim cũng là nơi nếm trải nhwunxg cảm xúc buồn, vui, đau khổ hay hạnh phúc. Vậy, thế nào là nhịp đập của hạnh phúc và làm sao để có được điều ấy? Câu truyện "Thượng đế cũng không biết" đã thay ta nói lên điều đó.

2. Thân bài:

Quả thật, câu chuyện mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Hạnh phúc là một loại cảm giác tích cực, vừa vui mừng, vừa thỏa mãn khi chúng ta có được những điều tốt đẹp như mong đợi. Tất cả chúng ta đều khát khao được hạnh phúc, bình yên. Thế nhưng hạnh phúc của mỗi chúng ta mang sắc thái, hình hài hay hiện hữu như thế nào, điều ấy chỉ chính mình "hiểu" và "cảm nhận được" mà thôi. "Thượng đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì" cũng là vì lẽ đó. Dù thượng đế có mọi quyền năng có thể làm được tất cả, nhưng Ngài không thể "hiểu" và "nắn" hạnh phúc cho mỗi con người được. Bởi đối với mỗi trái tim, mỗi nhịp đập đều mang âm hưởng riêng của nó. Có người cho rằng: "Hạnh phúc là biết cho đi chứ không phải nắm thật chặt", "Hạnh phúc là được yêu thương"... Vâng! Hạnh phúc là gì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, cách nhìn, cách cảm nhận của mỗi người, lại khác nhau trong từng giai đoạn của đời người nữa. Chính vì vậy, Thượng đế "đủ biết" nhưng "không hiểu hạnh phúc" rốt cuộc là gì đối với con người. Thế nên, để có được hạnh phúc, mỗi người phải "tự đi và nắn lấy cho mình". Hạnh phúc là quá trình chứ không phải là đích đến. Để có được hạnh phúc, chúng ta phải tự mình đi tìm chứ không phải là đợi chờ người khác mang đến. Chúng ta phải nổ lực phấn đấu để có được hạnh phúc, có như thế ta mới thật sự hiểu rõ ý nghĩa thật sự của nó.

Hạnh phúc đôi khi lại là những điều vô cùng bình dị. Chúng ta sinh ra dưới tình yêu thương của gia đình, được học tập, được lớn lên, được trao cho những điều tốt đẹp nhất - đó đã là hạnh phúc. Chúng ta được bồi dưỡng và được tạo điều kiện để phát triển khả năng của chính mình, được cống hiến, được sống có ý nghĩa... - đó cũng là niềm hạnh phúc. Những hạnh phúc giản đơn mà chúng ta có, đôi khi chúng ta không nhận thức nó đã tồn tại bên mình.
Hạnh phúc không chỉ là sự nhận lấy mà còn là sự cho đi. Khi đem yêu thương sẻ chia cho mọi người để người khác cũng được hạnh phúc, chính người cho đi cũng sẽ nhận lại những niềm vui. Cô bé Thúy mắc bệnh ung thư máu nhưng vẫn cố gắng làm một điều gì đó để đem đến hạnh phúc, lòng dũng cảm cho những trẻ em đồng cảnh ngộ. Vậy nên chương trình "Ước mơ của Thúy" đã được thực hiện và thắp lên ánh sáng sưởi ấm bao nhiêu trái tim. Cô bé Thúy đã có thể mỉm cười hạnh phúc. Hay ông Lê Huỳnh ở Bến Tre dù sống một mình nhưng ông không hề cô độc. Bởi vì, ông không giàu có về tiền bạc mà là dư giả tình yêu thương mà rất nhiều trẻ em khuyết tật dành cho ông. Quả thật, người hạnh phúc nhất là người đem đến cho người khác thật nhiều hạnh phúc.
Hạnh phúc đôi khi chỉ là đọc một quyển sách hay, ăn món ăn ngon mẹ nấu, thưởng thức một bản đàn ghi-ta nhẹ dịu giữa trưa hè hay nếm trải vị ngọt của một viên kẹo... Nhưng hạnh phúc còn là vị đắng của thất bại, vị mặn của mồ hôi vất vả, vị chát của khó khăn, vị chua xót của đau thương... mà ta vẫn kiên cường vượt qua. Maricuri đã có thể mỉm cười mãn nguyện dù biết mình mắc bệnh ung thư bạch hầu. Đó là nụ cười hạnh phúc vì bà đã thành công trong việc tìm ra nguyên tố hóa học radium và polonium giúp ích cho quá trình phát triển của nhân loại.

Và có lẽ, hạnh phúc nhất là khi ta tìm được một nơi dựa an toàn và vững chắc giữa cuộc sống bộn bề, vồn vã này. Hạnh phúc là khi có một bàn tay nắm tay ta thật chặt, cùng ta vượt qua sóng gió, chính phục khó khăn. Là khi, một bờ vai luôn sẵn sàng để ta tựa đầu những lúc yếu lòng mệt mỏi. Là khi, một vòng tay luôn rộng mở để ta sà vào âu yếm, xoa dịu những thương tổn những ngày mưa ngàn cùng gió. Là một ánh mắt, dịu dàng, bao dung, ấm áp, tiếp thêm niềm tin và nghị lực để ta mạnh mẽ bước đi.
Tất cả chúng ta đều có quyền và cơ hội trở thành một người hạnh phúc. Đừng chờ đợi ai đó mang đến cho mình hạnh phúc, hoặc dĩ chờ đến khi hoàn thành xong việc học, đạt thành công trong sự nghiệp hay có gia đình riêng mới nghĩ là mình hạnh phúc. Mỗi ngày là một cơ hội để ta vượt lên khỏi những lo toan thường nhật, bước đến gần hơn cánh cửa hạnh phúc của mình. Vì thế, chúng ta cần học cách mở rộng tâm hồn mình, yêu thương bản thân hơn, quý trọng cuộc sống và những gì mình đang có. Bạn sẽ thấy, mình là một người hạnh phúc. Khi ta biết trân trọng những gì mà mình đang có, hạnh phúc sẽ mỉm cười.
Tuy nhiên, hạnh phúc có khi là cảm xúc mong manh và dễ vỡ. Nỗi đau và mất mát quá lớn như nhấn chìm tất cả, làm cho ta quên rằng "Khi một cánh của hạnh phúc đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra". Chỉ có vượt qua, chúng ta mới thấy nỗi đau là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Thế nhưng, chúng ta không nên vội vàng chớp lấy những giá trị nhất thời, vì nó dễ dàng mất đi, đổ vỡ. Những ai tham lam sẽ đánh mất hạnh phúc vốn dĩ mình đã có. Còn những kẻ chỉ nhận mà không biết sẻ chia thì niềm hạnh phúc họ có sẽ không bền lâu. Chỉ có những ai biết tạo cho mình hạnh phúc và sẻ chia cùng những người bên cạnh mới là người hạnh phúc tự tâm.

3. Kết bài:

Quả thật, câu chuyện "Thượng đế cũng không biết" có ý nghĩa thật sâu sắc. Cuộc đối thoại giữa thượng đế và con người đã khiến ta nhận ra rằng: Hạnh phúc là quá trình, chỉ ta mới hiểu và cảm nhận được nó. "Hạnh phúc là đấu tranh" (Các Mác), chúng ta cần đấu tranh để tìm thấy hạnh phúc thật sự của riêng mình. Tôi từng nghe câu:
"Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh" - khi ấy, bạn sẽ thấy mình vô cùng hạnh phúc.

Ngập ngừng - Hồ Dzếnh

Ai đó đã từng nói: Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề... "Tình yêu chỉ đẹp phút hẹn thề . Tình yêu sẽ buồn khi bước vào vòng đam mê. Tình như trái mộng chín rung rinh trên đầu cành. Tình như nắng lụa hoa mộng mơ". Lời bài hát "Anh cứ hẹn" được phổ nhạc từ bài thơ "Ngập ngừng" của Hồ Dzếnh.



Ngập ngừng - Hồ Dzếnh


Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! 
Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân 
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần... 
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế? 

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! 
Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu? 
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu? 
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa 
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa 
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi 
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi! 

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! 
Tôi sẽ trách - cố nhiên! - nhưng rất nhẹ 
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về 
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề 
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở 
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ 
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...


Bài thơ này đã được Trần Thiện Thanh phổ nhạc thành bài hát "Chuyện hẹn hò", và nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành bài hát "Anh cứ hẹn". 

Nguồn: 
1. Hồ Dzếnh, Quê ngoại, NXB Hoa Tiên, Saigon, 1969 
2. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004

Viết về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm sử dụng rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian

Viết về "đất nước",  Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian. Loại chất liệu đặc biệt này đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt, tạo ra sức cuốn hút độc đáo cho đoạn thơ. Cùng Blog Làm văn nghị luận làm rõ ý kiến trên qua bài viết.

Cách nhìn hiện thực độc đáo của Kim Lân trong tác phẩm "Vợ nhặt"

"Vợ nhặt" nằm trong mảng đề tài viết về hiện thực cuộc sống của người dân trước Cách mạng tháng Tám. Nhiều nhà văn, nhà thơ sau Cách mạng như Nguyễn Công Hoan, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi,... đã say sưa với đề tài này. Thế nhưng khi vào truyện của Kim Lân, nó thật ám ảnh. Đây là một đề tài mà Kim Lân đã từng ấp ủ nó trong một bản thảo tiểu thuyết viết ngay sau khi CMT8 thành công.

Đâu nhớ - chớ quên

Sài Gòn Mưa Nhiều, Sài Gòn Quên Nắng... Em Chẳng Quên Anh!




Em không viết về tình yêu với cái ôm ngọt ngào và nụ hôn nồng thắm. Em không viết về tình yêu với lời chia tay mặn đắng và nỗi nhớ xót xa. Em không viết về anh về kỉ niệm giữa chúng ta... của ngày ấy - của bây giờ...

Em đang viết về những bài thơ - nơi tình yêu bắt đầu với những điều thuần nguyên nhất. Bao vụng dại trong em đều là thật, bao ngốc nghếch trong em đều là thật, bao yêu thương trong em không chỉ là thật, nó còn là tình yêu.


Em đang nhắc về những bài thơ mà một thời vu vơ em viết. Người yêu thơ người gom thành quyển... Hết yêu rồi thơ cũng chìm vào nỗi lãng quên...
Em đâu nhớ, chớ quên. Giữa Sài Gòn chênh chao lòng em thản nhiên bình lặng... Sài Gòn mưa nhiều, Sài Gòn quên nắng... em chẳng quên anh!
by Tiểu Linh Lung

Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại - Xuân Quỳnh

Nữ sĩ Xuân Quỳnh viết nên những dòng tâm tư rất thực, nhất là nỗi nhớ thương da diết qua cái "gọi ngàn lần tên anh vẫn là không". Mỗi lần gọi tên là một lần khắc vào con tim hình bóng một người mà "lòng em nào có lúc nguôi quên"...



Thị trấn nào anh đến chiều nay
Mảnh tường vắng, mùa đông giá rét
Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt
Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa

Xóm nào anh sẽ đi qua
Những đồng lúa, vườn cây, bờ bãi…
Dẫu em biết rằng anh trở lại
Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.

Thời gian trôi theo cánh cửa một mình
Hạt mưa bụi rơi thầm trên mái ngói
Tờ lịch mỏng bay theo lòng ngóng đợi
Một con đường vời vợi núi cùng sông

Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không
Chỉ lá rụng dạt dào lối phố
Dẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ.
Nhưng lòng em nào có lúc nguôi quên.

Xuân Quỳnh

Có bao giờ anh thắc mắc vì sao?

Sài Gòn dẫu mưa nắng thất thường nhưng chẳng bằng em...


Có bao giờ anh thắc mắc vì sao - tự khi nào em trở nên im lặng... Em không còn ồn ào, không ẩm ương mưa nắng. Lặng lẽ đến rồi lại về với thế giới của riêng em.
Bởi có những gam màu không nên hòa quyện. Bởi có những người không nên và mãi chẳng thể thuộc về nhau...



Có bao giờ anh thắc mắc vì sao - những vần thơ em không còn vồn vã... Em vì câu nói của một người mà cất tất cả vào ngày hôm qua...
Bởi đôi khi người ta sợ nhắc lại những chuyện tình buồn... Bởi người ta đâu nhớ chớ quên!


Hơn một lần em thắc mắc vì sao, em mơ hồ về những điều chưa kịp nhớ đã vội dặn lòng quên...
by Tiểu Linh Lung

Người trẻ nói về tình yêu người lớn

Không như cái tuổi trẻ con, người lớn họ ngại yêu ai đó một cách sâu đậm. Không phải họ không cần một tình yêu thật sâu sắc, đậm đà... càng không phải họ không muốn yêu...


Người lớn họ có nhiều tình cảm khác ngoài tình yêu. Họ yêu công việc, yêu lí tưởng sống, yêu gia đình, yêu bạn bè... và yêu chính bản thân mình. Không như lúc còn trẻ con, người lớn biết rằng tình yêu không phải là tất cả. Và như thế, sau một vài mảnh tình vắt vai ngày trẻ, trong tình cảm, người lớn không còn bồng bột mà e dè, thận trọng... Một điều quan trọng là niềm tin... Càng hiểu nhiều thì càng nghi hoặc, tránh né, không để mình mắc sai lầm vấp ngã... Và có lẽ vì thế, tình khó đến mà cảm xúc lại dễ trôi tuột đi...
Người lớn họ có xu hướng thích sự bền vững, chắc chắn và êm ái... tựa như một bến đỗ bình yên vậy... Mà bến đỗ bình yên đâu có dễ tìm đâu....
Người lớn có nhiều nỗi lo âu cần người lắng nghe, san sẻ....
Người trẻ nghĩ tình yêu là tất cả. Người lớn nghĩ tất cả đều là tình yêu...

Người trẻ yêu hết mình... Người lớn hết mình yêu...
Lòng người đã từng yêu tĩnh lặng tựa như mặt gương phẳng soi chiếu chính mình... Tức là chỉ cần nhìn qua tấm gương ấy, sẽ thấy cõi lòng ta!

p/s: Người lớn nghĩ... một tình yêu sâu đậm và bền bĩ là những người yêu nhau có cùng chung một quan niệm/lí tưởng sống

Phân tích đoạn thơ trong bài "Việt Bắc" của nhà thơ Tố Hữu

Điều còn lại của mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của chính mình. Tố Hữu đã làm nên cho mình một thế riêng, một chân dung tinh thần riêng. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc, mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, trữ tình với giọng điệu thiết tha, ngọt ngào... Tất cả những yếu tố ấy đã làm nên một phong cách thơ rất Tố Hữu, không lẫn vào bất kỳ một cây bút khác được.


Hay là mình giả vờ không thương?

Mình cứ giả vờ không thương nhau. Anh là anh giữa bộn bề ngã rẽ. Em vẫn là em đi về lặng lẽ. Anh có thấy đau lòng? Nếu anh thấy đau lòng, thôi thì mình đừng giả vờ không thương…



Hay là mình giả vờ không thương? Chiều chung lối về kẻ đi trước người bước sau, nhìn thấy nhau rồi mỉm cười như hai người xa lạ. Nếu tim em thổn thức, môi cắn chặt mà lòng anh bỗng chốc nhói đau, quặn thắt chẳng hiểu vì sao…

Hay là mình giả vờ không thương nhau? Ngày qua ngày chẳng thấy người kia xuất hiện, không chuyện trò, cũng không ân cần hỏi han dẫu nắng vàng hay mưa ngàn cùng gió... Nếu anh chợt thấy hoang mang sợ mất đi một người nào đó giữa tất bật cuộc đời…

Hay là mình giả vờ chẳng thương nhau nữa người ơi? Ta xem như người kia chưa từng xuất hiện. Ta học cách quên cả tên người lẫn nụ cười ánh mắt, mùi hương… Mọi thứ tan biến như mưa bụi Sài Gòn chợt đến đâu thèm báo trước đã vội vàng rút đi. Nếu càng quên càng nhớ như thói quen trong từng hơi thở dịu lòng đau…

Mình cứ giả vờ không thương nhau. Anh là anh giữa bộn bề ngã rẽ. Em vẫn là em đi về lặng lẽ. Anh có thấy đau lòng? Nếu anh thấy đau lòng, thôi thì mình đừng giả vờ không thương…

Mà nếu mình thương nhau vì sao phải để đó? Sao phải giả vờ không thương...
by Tiểu Linh Lung

Xuân Diệu đã cung cấp nguồn vật liệu mới để xây cao nền thi ca Việt Nam

Là một thi sĩ có diện mạo riêng trên thi đàn Văn học Việt Nam, Xuân Diệu được Hoài Thanh nhận định là một hồn thơ "thiết tha, rạo rực, băn khoăn". Đóng góp của ông không dừng lại ở đó, "Xuân Diệu đã cung cấp nguồn vật liệu mới để xây cao nên thi ca Việt Nam" và ta có thể nhận thấy điều đó một cách rất rõ ràng qua ba bài thơ tiêu biểu "Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới".


Đề bài: Anh/chị hãy phân tích ba bài thơ "Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới" để chứng minh cho nhận định "Xuân Diệu đã cung cấp nguồn vật liệu mới để xây cao nền thi ca Việt Nam".
Dàn ý:

1. Mở bài

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Vật liệu mới: nội dung, nghệ thuật mới mẻ mà Xuân Diệu đã sáng tạo nên qua những câu thơ độc đáo, đóng góp cho nên thơ ca hiện đại.
Xuân Diệu được xem là "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" -  cái mới mà ông đem đến đó chính là những "vật liệu mới để xây cao nền thi ca Việt Nam". Ông được bình chọn là gương mặt tiêu biểu và xuất sắc trong phong trào Thơ mới, được xem là ông hoàng thơ tình ái, tiêu biểu cho phong cách của chàng thi sĩ đa tình đa tài này là ba bài thơ "Vội vàng, Thơ duyên, Đây mùa thu tới".

b. Phân tích chứng minh

- Cái mới mà Xuân Diệu đem đến cho thi ca không chỉ là những hình ảnh thơ, giọng thơ, vần thơ... mà ngay từ trong từng ngôn từ, từng câu chữ, từng vần điệu đã gợi nên những cảm giác và liên tưởng mới mẻ, táo bạo.
- Phân tích "Thơ duyên": Tình yêu đẹp giữa thiên nhiên tình tự
Bức tranh thiên nhiên:
+ "Chiều mộng, nhánh duyên", bầu trời "đổ trời xanh ngọc qua muôn lá", âm thanh "động tiếng huyền", thu mô hồ, dịu dàng, du dương trong nhịp tim yêu.
+ Con đường "lả lả, xiêu xiêu"...
"Câu thơ chỉ mất đi một tí rõ ràng để thêm rất nhiều thơ mộng" (Hoài Thanh)
=> Buổi chiều thu chỉ có trong thơ Xuân Diệu với hình ảnh, âm thanh, đường nét riêng.
Bức tranh tình yêu:
+ Tình yêu trong thơ ca: Thơ xưa (dẫn chứng). Tình yêu trong "Thơ duyên" là tình yêu mới chớm nở, có sự rụt rè, bối rối:
"Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững thững chẳng theo gần
Bâng khuâng nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần"
+ Biểu hiện  bên ngoài: "điềm nhiên, lững thững, nghe ý bạn", bên trong lòng lại "lần đầu rung động nỗi thương yêu". Nghệ thuật so sánh "Anh với em như một cặp vần" thể hiện sự tâm đầu ý hợp, gắn bó, để rồi "Lòng anh thôi đã cưới lòng em" (cưới)
"Tình trong như đã mặt ngoài còn e" (Nguyễn Du)
- Phân tích "Vội vàng": Bản tuyên ngôn sống thiết tha, rạo rực, băn khoăn của thi nhân.
Cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên:
+ Thiên đường trên mặt đất và mùa xuân là mùa yêu.
+ Quan niệm về thời gian
+ Quan niệm sống: khát sống, thèm yêu
Yếu tố nghệ thuật: lối vắt câu trùng điệp, động từ mạnh mẽ, cách dùng từ "tôi" - "ta", từ loại...
- Phân tích "Đây mùa thu tới"
Bức tranh mùa thu đẹp, buồn, nhuốm vẻ tàn phai, rơi rụng. Lối dùng từ diễn đạt, hình ảnh mới mẻ: "hơn một, rủa, run rẩy rung rinh, Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh"...
Niềm khát khao giao cảm với đời, đôi mắt thời gian...
- Ý nghĩa của sự đổi mới của Xuân Diệu mang đến: Tạo nên nét riêng mới mẻ, góp phần làm phong phú cho thi ca. Hiện đại hóa thơ ca.
- Xuân Diệu đem đến sự mới mẻ là do cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng Pháp.