Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương và thái độ cần có khi chọn nghề

15:06:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Nhắc đến Nam Cao, ta lại nhớ đến một nhà văn luôn trăn trở về đời, về người, với bao chiêm nghiệm và triết lí sâu sắc trong từng câu từ đậm chất nhân văn. Qua mỗi tác phẩm, Nam Cao để lại trong lòng độc giả mỗi dư vị riêng và đồng cảm riêng. Trong đó, một ý nghĩ rất đời của nhân vật Hộ đã dấy lên câu hỏi rằng mỗi người cần có thái độ như thế nào khi chọn nghề và làm việc: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì đã là một sự bất lương... " (Đời thừa). Cùng Blog Làm văn nghị luận tham khảo bài viết để có thái độ chọn nghề với đề bài sau.



Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương và thái độ cần có khi chọn nghề - Blog Làm văn nghị luận


Đề bài: Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đã để nhân vật Hộ nghĩ rằng: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ”. 
Ý kiến của bạn về vấn đề này? Theo bạn, mỗi người cần có thái độ như thế nào khi chọn nghề?

Gợi ý


1. Mở bài:

Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh


Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến chuẩn mực của cái hay, cái đẹp sẽ “vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Cũng như dù thời gian có trôi thì giá trị của câu nói tưởng chừng giản đơn nhưng đầy ngụ ý của nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao vẫn luôn gợi nhắc mỗi người cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề và làm việc: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ".

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Nghề nghiệp: việc mà ta lựa chọn và thực hiện để sản xuất ra những giá trị về vật chất lẫn tinh thần phục vụ cho cuộc sống, là mục tiêu ta theo đuổi, là ước mơ, là thứ gắn bó với ta trong suốt quãng đời của mình.

- "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương": chỉ sự cẩu thả, thái độ hời hợt, vô trách nhiệm với việc mình làm, làm cho có, không quan tâm đến hậu quả và hệ lụy. Đối với nhà văn Nam Cao, ý thức trách nhiệm đối với công việc chính là thước đo nhân cách con người. Đó là lí do vì sao nhà văn cho rằng "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương". Bởi nghề nghiệp tượng trưng cho lý tưởng sống của mình, nếu "cẩu thả" sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như nếu một bác sĩ cẩu thả thì người bệnh sẽ lâm vào tình trạng hiểm nghèo, một kỹ sư công trình cẩu thả thì biết bao người gặp nguy hiểm...
=> Vậy câu hỏi đặt ra là ta phải chọn nghề nghiệp như thế nào để có thể toàn tâm toàn ý với công việc và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình?
=> Lựa chọn nghề nghiệp với thái độ nghiêm túc, chọn nghề mình thích, ước mơ và có khả năng thực hiện, khi đã chọn phải toàn tâm toàn ý làm việc, theo đuổi lý tưởng cao đẹp đó.

b. Chứng minh:

- Tinh thần trách nhiệm là yếu tố then chốt dẫn đến kết quả. Bởi dẫu có tài mà không có tâm thì cũng không thể phát huy được hết khả năng vốn có, công việc không thể đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu như đến công việc ta làm - thứ gắn liền với lợi ích của cá nhân ta mà bản thân còn không có trách nhiệm thì làm sao có thể làm chủ cuộc sống của mình, nói gì đến lắng lo cho người xung quanh.

Công việc của mỗi người đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến người khác, đến hiệu quả của cả một hệ thống làm việc, một dây chuyền sản xuất. Bởi chúng ta sống trong một cộng đồng, một xã hội, mà bất cẩn trong công việc tức là thiếu trách nhiệm với cả cộng đồng, với công việc chung của mọi người. Một kĩ sư nhầm lẫn trong thiết kế sẽ kéo theo sự sai sót trong quá trình thi công, công việc sẽ vì thế mà phải đình đốn. Mỗi người tựa như một mắt xích trong guồng máy chung đang hoạt động. Nên vô trách nhiệm trong công việc của bản thân mình cũng đồng thời sẽ là lãng phí không chỉ những của cải vật chất mà cả công sức của người khác, ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Mỗi nghề nghiệp luôn đòi hỏi ở con người một trái tim, lương tâm, ý thức. Bởi vì có những sai lầm sẽ không bao giờ có cơ hội sửa chữa, làm lại.

Dẫn chứng thực tế

Nguyên nhân:
Lối sống nhanh, sống vội, vô cảm, dẫn đến sự ích kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm, chán nản, bất mãn với công việc mà mình đang làm.

c. Bài học:

Nghề nghiệp, với một số người chỉ là cách thức mưu sinh, cũng có người coi đó là nghĩa vụ lao động để đóng góp và cống hiến, lại có người làm việc vì niềm hứng thú, đam mê. Chúng ta đứng ở góc độ nào để nhìn nhận, điều đó dẫn đến ý thức trách nhiệm đối với nghề của mình.
Nếu xem nghề nghiệp là cách mưu sinh kiếm sống, chúng ta chỉ giới hạn ở mức độ hoàn thành công việc mà không cố gắng sáng tạo nên những điều mới mẻ, hay sẽ vì món lợi trước mắt mà sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ.
Khi coi nghề là lý tưởng, là niềm vui, chúng ta sẽ có động lực và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

=> Cần thận trọng ngay từ lúc lựa chọn nghề nghiệp, để chọn lựa được công việc phù hợp với sở thích, ý muốn của bản thân, không chạy theo số đông, phải xem xét đến khả năng của mình. Bởi chỉ khi chọn nghề mà mình đam mê, ta mới có thể gắn bó với nó một cách bền vững lâu dài, mới có động lực để vượt qua những trở ngại mà bất cứ nghề nào cũng có


=> Chọn nghề là một quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, đừng bao giờ vội vàng, hấp tấp hay cẩu thả.

3. Kết.

Quả thật "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ". Quan niệm của nhà văn là một nhận thức đúng đắn về thái độ trách nhiệm của mỗi người đối với nghề nghiệp của mình, ngay từ khi chọn nghề đến cả quá trình gắn bó với nó. Chính điều đó sẽ làm nên cuộc sống đúng nghĩa.

"Sống trên đời sống cần có một tấm lòng"

Sợi tóc nhỏ - Nguyễn Hồi Thủ

08:33:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Từng lời thơ nhẹ nhàng mà như gợi lên cả bầu trời giông tố đang kéo về lòng người khi ai đó bước đi. Trong tình yêu, "một giây mơ màng ta đã đánh mất nhau", thế nên ai cũng hoang hoải sợ ngày "tan tác đôi nơi mỗi đứa một đời". Blog Làm văn nghị luận gửi đến bạn đọc bài thơ "Sợi tóc nhỏ" của Nguyễn Hồi Thủ - với từng thi từ êm ái mà nặng ưu tư của người đang yêu.

Sợi tóc nhỏ - Nguyễn Hồi Thủ - Blog Làm văn nghị luận



Sứ mạng của người mẹ

20:45:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Theo bạn, sứ mạng của người mẹ là gì? B. Babbles từng nói: "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". Câu nói trên mang hàm ý gì? Hãy cùng Blog Làm văn nghị luận suy nghĩ về nó nhé.

Sứ mạng của người mẹ là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết - Blog Làm văn nghị luận


Đề bài:

"Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles)
Em có suy nghĩ gì về cách giáo dục con cái qua câu nói trên?

Gợi ý làm bài:

Nguyễn Khoa Điềm từng gắn liền hình ảnh người mẹ và những quả "lớn xuống" như bầu bí, một tình mẫu tử thiết tha:

Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Mỗi chúng ta đều có mẹ và cần có mẹ - để được dựa dẫm và yêu thương những khi yếu mềm, mệt mỏi. Tuy nhiên, "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết", để ta có thể tự lập và trưởng thành một cách trọn vẹn.

1. Giải thích câu nói:

- Sứ mạng: hàm chứa trách nhiệm lớn lao và vô cùng cao cả. Mẹ chính là người mang vác trách nhiệm thiêng liêng ấy.
- Tình mẫu tử thiết tha, sâu sắc, xuyên thấm vào từng tế bào.
- Hiểu theo nghĩa rộng, câu nói đề cập đến vai trò của mái ấm gia đình - nơi chúng ta tìm về sau bao bộn bề mệt mỏi đời người. Nơi luôn sẵn lòng dang tay chở che, ấp ôm, vỗ về. Đó chính là chiếc nôi chấp cánh bao ước mơ đẹp đẽ, là điểm tựa vững chãi để chúng ta "nhấc bổng cả thế giới" với vô vàn khát vọng lớn lao.
- "Dạy con từ thuở còn thơ" - sự giáo dục của gia đình luôn là yếu tố hình thành nên nhân cách một con người.
- Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần để mọi sự nâng đỡ của mình làm điểm tựa cho con trẻ, tránh sự lệ thuộc, ỷ lại - tức là "làm cho chỗ dựa đó trở nên không cần thiết". Những đứa trẻ có khả năng vượt qua những trở ngại, va vấp thì mới đủ ý chí và nghị lực để đối mặt với bao sóng gió cuộc đời.
=> Câu nói trên đưa ra một quan điểm giáo dục đúng đắn và thiết thực. Đó là việc giúp con cái chủ động, tích cực, không dựa dẫm, rèn luyện tính cách và bản lĩnh cá nhân.
Mẹ và quả - Blog Làm văn nghị luận


2. Chứng minh:

"Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp." W.Gơt.
- Cuộc sống luôn có những thử thách và chông gai để con người có cơ hội trưởng thành hơn mỗi ngày. Và không ai có thể ở cạnh bên bạn, giúp bạn giải quyết khó khăn mãi. Vì thế, mỗi chúng ta cần học cách đối mặt và vượt qua, không dựa dẫm, không ỷ lại.
"Bạn sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh".
Dẫn chứng:
Người Nhật dạy dỗ con cái phải biết tự vươn lên bằng chính nỗ lực của mình ngay khi còn nhỏ, từ việc tự mình đến trường dù mưa tuyết kín đường đi nữa, với câu cửa miệng "Gambate" - cố gắng. Dù điều kiện cuộc sống của họ có thể đưa đón con cái đến trường bằng ô tô... tuy nhiên họ muốn dạy con mình hiểu rằng chúng không thể chờ đợi người khác giúp đỡ mình mỗi khi khó khăn, mà nhất định phải chủ động và can đảm vượt qua. Chính vì thế, người Nhật dù phải gánh chịu biết bao thiên tai, đất nước nhỏ bé về diện tích ấy vẫn hiên ngang trụ vững.
- Tuy nhiên có nhiều phụ huynh vì quá thương con cái nên luôn vòng tay khư khư bao bọc, khiến con mình bị động, non nớt, thiếu kĩ năng đối mặt với khó khăn. Điều đó khiến người trẻ dễ dàng lúng túng, mất phương hướng, dễ bi quan và rơi vào trạng thái tiêu cực... khi phải tự mình đối mặt với cuộc sống.
- Tình yêu thương phải vừa đủ và đúng đắn, nhất là trong thời buổi ngày nay, cuộc sống ngày càng phức tạp, nhiều chiều. Để thích nghi và phát triển, chúng ta cần có những kĩ năng và bản lĩnh nhất định.
- Thế nhưng, mặt khác, cha mẹ không nên buông lỏng quá mức, thiếu quan tâm đúng mực dành cho con cái của mình. Cha mẹ cần định hướng, uốn nắn để giúp con cái mình có hướng đi đúng đắn, làm điểm tựa và dẫn dắt con mình hình thành nhân cách tốt đẹp.
Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp - Blog Làm văn nghị luận


"Sự đau khổ là bà mẹ nuôi dưỡng phẩm chất kiên cường và độc đáo. Sự khó khăn có thể làm nảy sinh sức mạnh tinh thần và tình cảm. Tai nạn là bà vú của lòng bất khuất, hiểm họa là nguồn sữa bổ nuôi dưỡng người anh hùng trưởng thành". (Huy-gô)
Dẫn chứng:
Nhân vật bà Hiền trong Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải - một người phụ nữ chu đáo và thông minh, lại hết sức đúng đắn và tinh tế trong cách dạy con cái. Người phụ nữ ấy quan niệm chẳng những cho con cuộc đời mà còn phải giáo dục chúng có một nhân cách, tương lai không bị lệ thuộc "... nếu ông và tôi sống đên sáu mươi thì con út đã hai mươi có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị".

3. Bài học:

- Câu nói "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles) là kim chỉ nam trong việc giáo dục con cái dành cho bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, vừa nhắc nhở những người trẻ cần có lối sống chủ động, tích cực, tránh ỷ lại, dựa dẫm vào gia đình, kiên trường trước nghịch cảnh.
- Cần rèn luyện bản thân mình ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất, chủ động sắp xếp thời gian, giải quyết khó khăn, đưa ra những quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả mình tạo ra.

4. Kết bài:

"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". (Nhật kí Đặng Thùy Trâm).
Mỗi chúng ta đều cần có một bờ vai để dựa vào lúc yếu mềm, vấp ngã. Mỗi chúng ta đều cần một mái ấm để trở về sau những bão giông. Thế nhưng chúng ta phải mạnh mẽ, kiên cường, không nên là gánh nặng của người khác. Va vấp để trưởng thành, hiểu đời, hiểu mình hơn.
Quả thật, "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles)
Thế nhưng, dù thế nào, chúng ta vẫn cần điểm tựa tinh thần ấy suốt cuộc đời - nơi ấm áp nhất thế gian. Và, vì thế, chúng ta cần lớn lên để làm điểm tựa cho người phụ nữ yêu thương ấy.
---
Hãy cùng Blog Làm văn nghị luận ngợi ca sứ mệnh cao cả của người mẹ nhé!

Những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua Tiếng hát con tàu

17:58:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Blog Làm văn nghị luận hôm nay muốn nhắc tới một nhà thơ lớn với những trang thơ đậm chất cá nhân trong SGK Ngữ văn 12 - Chế Lan Viên. Là một nhà thơ lớn, thơ CLV đã đi qua và chiếm lĩnh cả ba đỉnh cao ở ba thời kỳ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX: thời kỳ Thơ mới lãng mạn, Thơ ca Kháng chiến và thời kỳ Đổi mới sau 1986. Ông được đánh giá là một nhà thơ có phong cách đặc sắc và nổi bật.

Những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua "Tiếng hát con tàu" - Blog Làm văn nghị luận

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

17:10:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên là "khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống của nhân dân và đất nước". - Cùng Blog Làm văn nghị luận làm rõ ý kiến trên qua bài viết này nhé.

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên - Blog Làm văn nghị luận

"Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của chúng ta trong thế kỉ XX, một nhà hơ của đất nước. Suốt đời anh đã sống cho đất nước, cho thơ". (Nguyễn Văn Hạnh)

Có thể nói chính "ánh sáng và phù sa" của cuộc đời mới đã gột rửa hết những tư tưởng và cảm xúc siêu hình cũ, phá tung sự chật chội của cái lồng cá nhân để nhà thơ dang cánh bay thẳng vào bầu trời nhân dân cao rộng, dùng "ánh sáng của lí tưởng làm vũ khí, phù sa của cuộc sống mới làm chất ngọt nuôi thơ". (Vũ Tuấn Anh)

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc.
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
Chế Lan Viên đã dùng những hình ảnh thể hiện quy luật ngàn đời rất gần gũi nhưng lại vô cùng độc đáo và mới mẻ. Vị ngọt của tình yêu đôi lứa ví như cái rét ngọt của lúc đông về, như "cánh kiến hoa vàng", như "chim rừng lông trở biếc" mỗi xuân về. Tất ca nỗi nhớ ấy được khái quát lên thành tình yêu quê hương, đất nước. Chế Lan Viên đã rút ra một triết lí giản dị mà sâu xa, đó là sự hòa quyện giữa cái "tôi" với cái "ta", giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu của con người, yêu quê hương, Tổ quốc:
"Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"
Và:
"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn"
Đất là nơi ta đến và đi, nơi ta sinh sống, làm nhà, trồng rau, cày ruộng,... Nó quan trọng, gần gũi và gắn bó với con người đến nỗi "khi ta ở", ta dường như quên mất sự hiện diện của nó, đến "khi ta đi", ta mới chợt nhớ đến nao lòng. Chính nỗi nhớ tha thiết ấy cùng với tình yêu là chất xúc tác diệu kì gắn kết cái riêng với cái chung, cái xa lạ thành gần gũi, biến những gì nhỏ bé thành lớn lao, cao cả... Phải chăng, chính nhờ lẽ đó mà tiếng hát nhớ thương kia đã thức dậy trong lòng ta tình yêu đất nước?
Con tàu tâm tường ấy đi theo lời vẫy gọi, mời gọi tha thiết của cuộc đời để rồi vun vút lao đi trong niềm vui sướng, yêu thương "Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương", bởi "Tình yêu là đất lạ hóa quê hương". Con tàu đấy đang "đói những vành trăng", đang giục giã "gọi anh đi", khi chất chứa bao nỗi niềm, khát vọng "Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?"; khi lại đầy mơ mộng, lãng mạn "Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng"... Tất cả, tất cả làm nên con tàu của một hồn thơ hối hả, náo nức, khát khao được giao cảm, hòa mình vào "suối lớn mùa xuân" của đất nước, nhân dân.
Con tàu tâm tưởng của nhà thơ như đang xuyên hiện tại để trở về quá khứ, đem theo đầy nặng những toa nhớ, toa thương về cảnh vật và con người Tây Bắc.

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

16:32:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Nét đặc sắc trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm ở đoạn trích "Đất Nước" (phần đầu chương V của trường ca) là những vẻ đẹp của đất nước được phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện, tất cả được soi chiếu bởi tư tưởng chủ đạo: "Đất Nước của Nhân dân".

Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm

11:00:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Chúng ta đã được biết đến Nguyễn Khoa Điềm qua bài thơ "Đất Nước" với niềm tự hào dân tộc cùng bao chất liệu văn hóa dân gian đầy ám ảnh. Blog Làm văn nghị luận gửi đến các bạn bài thơ "Mẹ và quả" với những liên tưởng thú vị, cảm động về mẹ, nhất là tâm tư của những người con đang "... hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi - Mình vẫn còn một thứ quả non xanh."


Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Nguyễn Khoa Điềm

Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày - Helen Killer

22:58:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

"Những lựa chọn trong cuộc đời không đơn giản chỉ là giữa đúng và sai. Đôi khi nó lại là giữa tốt hoặc tốt hơn, hay giữa xấu hoặc xấu hơn. Điều quan trọng nằm ở chính bản thân mình..." (Trần Đăng Triều). Vậy, giữa những va vấp của cuộc đời, bạn chọn cách buông xuôi, phó mặt hay đối mặt trong tâm thế lạc quan, kiên định, mạnh mẽ vượt qua, như Helen Killer từng nói: "Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày".


1. Giải thích:

- Khóc: là hành động biểu hiện cảm xúc của con người. Khi một người rơi nước mắt, có thể họ đang vô cùng hạnh phúc hoặc dĩ thật sự chìm trong tuyệt vọng, đớn đau. "Tôi đã khóc khi không có giày để đi" - nhân vật tôi đang cảm thấy tuyệt vọng, bất lực trước sự bất hạnh của mình, buông xuôi, phó mặc... "Không có giày để đi" ngụ ý chỉ những bất hạnh, mất mát, khó khăn, thất bại mà bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua trong cuộc đời.
- Đem 2 hình ảnh "Không có chân để đi giày" so sánh với "không có giày để đi" nhằm mục đích chỉ ra rằng, sự thiếu thốn về vật chất trước mắt còn có thể bù đắp được, nhưng có những mất mát khác còn to lớn hơn rất nhiều lần.
- Câu nói mang đến thông điệp: Mỗi người cần nhìn sự việc một cách lạc quan, đa dạng, nhiều chiều, và không bao giờ được cuối đầu tuyệt vọng, buông xuôi trước những khó khăn, bất hạnh, chông gai cuộc sống.

2. Chứng minh:

- Cuộc sông luôn có những mảnh đời kém may mắn, bất hạnh hơn nhiều những thứ khó khăn mà chúng ta gặp phải trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Thế nhưng, họ luôn lạc quan và sống đầy ý nghĩa.
Dẫn chứng:
"Anh hùng Châu Á" - Chị Phạm Thị Huệ
Ước mơ của Thúy - Cô bé không may mắc phải bệnh ung thư nhưng vẫn kiên cường, mạnh mẽ.
- Cuộc sống không là một đường thẳng tắp mà luôn có những khúc quanh co, đầy chông gai. Và chính nó là thử thách để tôi luyện con người, giúp ta trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn.
- Chúng ta không thể quyết định được chuyện gì sẽ đến với mình trong tương lai, thế nhưng, ta có quyền vượt lên hoàn cảnh đó bằng ý chí và nghị lực mạnh mẽ của chính mình.

3. Bài học:

- Nhìn sự việc một cách lạc quan, nhiều chiều.
- Luôn mạnh mẽ và kiên cường trước khó khăn, thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình.
- Xác định cho mình ước mơ đúng đắn và lấy nó làm động lực để vượt qua mọi thử thách, dẫn đường đến thành công.
- Những kẻ sống bi quan sẽ lãng phí những ngày sống hạnh phúc, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa.


"Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí". (Thép đã tôi thế đấy)

"Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khát khao và nuôi dưỡng những ước mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại."
"Bất cứ điều gì bạn có thể làm hoặc mơ ước làm, hãy bắt đầu ngay lập tức!
Sự can đảm mang trong nó cả sức mạnh, phép màu lẫn tài năng đặc biệt". (Goethe)

Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn

19:35:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Một khi trái đất vẫn không ngừng quay, mặt trời vẫn không thôi tỏa nắng, thì mỗi ngày là một cơ hội mới cho chúng ta. Con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan là đi xuyên qua nó và bạn sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua được nghịch cảnh. Những lúc ấy, bạn đừng quên câu danh ngôn "Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn". (Danh ngôn Nam Phi - dẫn theo Quà tặng cuộc sống)


1. Mở bài:

Một khi trái đất vẫn không ngừng quay, mặt trời vẫn không thôi tỏa nắng, thì mỗi ngày là một cơ hội mới cho chúng ta. Con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan là đi xuyên qua nó và bạn sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua được nghịch cảnh. Những lúc ấy, bạn đừng quên câu danh ngôn "Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn". (Danh ngôn Nam Phi - dẫn theo Quà tặng cuộc sống)

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Mặt trời: tượng trưng cho sự sống, ánh sáng mang một vẻ đẹp rực rỡ, ấm áp, hạnh phúc.
- Hướng về phía mặt trời: hướng về sự sống tràn ngập niềm vui, ánh sáng, nơi tồn tại những điều tốt đẹp.
- Bóng tối sẽ ngả về sau lưng bạn: miêu tả một sự thật hiển nhiên rằng khi bạn hướng mình về phía ánh mặt trời thì bóng của bạn sẽ ngả về sau. Điều đó ngụ ý rằng, khi bạn suy nghĩ và hướng mình tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kì tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ.
- Đây là lời khuyên mọi người nên có một thái độ sống tích cực, một cái nhìn lạc quan, niềm tin vào tương lai, biết hy vọng và tạo cho mình hy vọng.

b. Chứng minh:

- Mỗi chúng ta luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp, trọn vẹn. Chúng ta có lý tưởng, có ước mơ, hoài bảo... về một gia đình êm ấm, một công việc thích hợp, một mức lương khá khẩm hay là một tình yêu sâu sắc, những người bạn chân thành.
- Thế nhưng cuộc sống không là một đường thẳng tắp. Trong cuộc đời mỗi người hẳn phải đi qua những khúc quẹo, những thăng trầm, va vấp. Có đôi lúc, chúng ta tưởng chừng như cả thế giới đã quay lưng lại với chính mình, mọi thứ tồi tệ đến mức bạn không tìm được một điều gì để bám víu. Bạn thấy mình vô cùng cô đơn.
- Tuy nhiên, nếu bạn đủ mạnh mẽ và dũng khí để "đi xuyên qua nó", bạn sẽ thấy cuộc sống luôn là một bữa tiệc dành riêng cho những người mạnh mẽ. Bạn đủ dũng khí để đối diện, đủ mạnh để đương đầu. Khi bạn suy nghĩ lạc quan hơn, tích cực hơn, bạn hướng mình về những điều tốt đẹp, bạn có động lực, mục đích cũng như là sự phấn chấn, cùng niềm tin mãnh liệt, đẩy lùi sự sợ hãi, tuyệt vọng...
- Dẫn chứng
Tôi biết một Donald Trump - một nhà tỷ phú nổi tiếng từng phá sản bốn lần. Thế nhưng, ông đã thành công khi vực dậy công ty mình dẫu có lúc tưởng chừng như vô vọng. Nếu không hướng về những điều tích cực, khát khao, ước mơ tốt đẹp mà chỉ trượt dài trong nỗi thất vọng, thì liệu ông có thành công gây dựng lại sự nghiệp của chính mình?
Bóng tối không chỉ phải trốn sau Donald Trump, mà còn phải nép mình sau chị Phạm Thị Huệ - anh hùng Châu Á - một trong những người bị nhiễm HIV dám công khai thân phận của mình. Với dũng khí và một nghị lực mạnh mẽ, ý chí kiên định cùng sự lạc quan, chị Huệ luôn hướng về phía mặt trời - nơi tồn tại những hoài bảo cao đẹp và tươi sáng nhất. Người phụ nữ được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là "anh hùng Châu Á" này khiến mọi người phải cảm thấy cảm phục trước tinh thần lạc quan của chị. Sự lạc quan của vị "anh hùng" này không chỉ giúp chị đẩy lùi bóng tối đeo bám mình mà còn tiếp sức, soi sáng cho nhiều hoàn cảnh khác cùng cảnh ngộ.
...

c. Mở rộng:

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ta dễ bị cuốn vào guồng quay vội vã, tất bật và việc bị áp lực đè nặng là không thể tránh khỏi. Vậy nên, thay vì lạc quan và tìm cách vượt qua, một số người vẫn chưa đủ sức để kiểm soát cảm xúc của chính mình. Họ sống những ngày dài trong trạng thái tiêu cực, luôn tự trách hay lo lắng hằng đêm, khiến cho cuộc sống chìm trong bầu không khí căng thẳng, u ám và tối tăm. Họ quên rằng khi "hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã về sau". Vì thế, họ đánh mất đi những ngày hạnh phúc và cơ hội để vượt lên một tầm cao mới.

d. Bài học:

- Nhận thức:
Câu danh ngôn là một hành trang cần thiết cho mỗi chúng ta, là một lời khuyên đúng đắn: phải luôn lạc quan và tin tưởng.
- Hành động:
Chúng ta cần suy nghĩ lạc quan hơn, sống tích cực và trân trọng từng giây phút được sống, nhất là tuổi trẻ. Mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình một "tinh thần thép", cố gắng vượt qua những giới hạn. Mỗi người đều cần có ước mơ, hoài bảo, lý tưởng sống đúng đắn và kiên định theo đuổi, làm động lực để vượt qua gian nan, thử thách.
Cũng như:
"Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra".
hay "Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường".

Nhắn nhủ: Xin chào các bạn, đây là trang web mới chia sẻ về hành trình chinh phục một ngoại ngữ mới của mình - tiếng Trung. Hy vọng sẽ được các bạn đón nhận. Trang blog tại đây:
提醒:
大家好,这是我的新网站,分享我学习一门新外语——中文的历程。希望能得到大家的支持和喜爱。博客地址在这
里:

Khi nào thì hết yêu | Nhật kí | Tình yêu

18:07:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Một bài hát vô tình nghe lúc nào cũng hay hơn khi mình tự mở lấy... Và vì thế, càng thêm nhớ cái gọi là dư vị của ngày xưa!Có những điều không muốn giữ cũng chẳng nỡ xóa đi, em gom tất cả vào một file và cho ẩn đi mãi mãi.



Như thế nào gọi là quên? Như thế nào gọi là hết yêu?


Hết yêu là khi không còn những yêu thương, quan tâm. Hết yêu là dù có bao nhiêu tổn thương cũng không còn giận hờn, trách móc. Là khi vu vơ đi qua nơi lưu dấu kỉ niệm, nghe lại một bài hát gắn liền với những kí ức xa xưa, hay nhìn lại những bức ảnh ngày nào... Là khi ấy, ta buông bỏ được những nỗi đau đã qua, trên môi nở một nụ cười rất hiền - nụ cười của sự tha thứ, thấu hiểu, cảm ơn, xin lỗi... Lúc đó, ta đã hết yêu.


Còn khi nào sẽ quên? Hẳn là chẳng quên đâu! Những gì đã qua đã khắc ghi vào kí ức của ngày hôm qua. Có chăng là hôm nay và tương lai ta không nhớ lại mà thôi.

Đến một lúc nào đó trong cuộc đời, ta vô tình nghe lại bài hát của những ngày yêu cũ và rồi nở nụ cười bình thản, không cảm thấy nhói đau. Khi đó ta đã lớn hơn trước một chút rồi...


Đâu phải khi yêu một người khác thì ta sẽ hết yêu một người kia... Tình yêu đâu phải loại hàng hóa cùng công dụng thì thay thế được! Vì vậy, khi nào hết yêu, rộng lòng rồi thì hãy lại yêu, yêu nhiều hơn trước bằng tất cả sự trưởng thành và trân trọng...
---

"Có 1 con đường mang tên là tình yêu
Khi tôi bước 1 mình đếm những nỗi .....cô đơn
Đếm trong từng làn gió thoảng, đếm trong từng hạt mưa bay.
Đến đây từng tia nắng sớm mai, đến khi ngàn ánh sao rơi trong bóng đêm...

Có 1 con đường, mang tên là tình yêu...
Một ngày khi em đến....., sánh bước đi cùng tôi...
Có nắng ấm giữa mùa đông, có tiếng hát trong con tim ---cô đơn bấy lâu...

... Nào ngờ đâu duyên số em đi với tôi 1 đoạn thôi...Bóng em xa khuất dần, giấu nước mắt nghe cô đơn em quay về
Và giờ đây thêm nỗi nhớ em, quấn quanh đêm đêm....
Và giờ tôi không muốn... đi tiếp đoạn đường kia
Ngày em xa tôi,.........giấc mơ kia đã tan rồi..
Chỉ có thể.....yêu em thôi, tình này trao đên em rồi.......
Và từng đêm tôi vẫn mơ về.....ở đoạn cuối con đường........có em... "

Thơ viết ở biển của nhà thơ Hữu Thỉnh

17:24:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

"Tôi rất tin: Thơ là kinh nghiệm sống" - đây chính là quan niệm của Hữu Thỉnh - một trong những cây bút có đóng góp to lớn cho nền thơ ca. Đó chính là người làm thơ - lấy cái rung động của tâm hồn để bắt nhịp với đời sống. Và, trong sâu xa lăng kính tâm hồn ấy, tài năng ấy lại luôn luôn mở ra với đời sống, nhằm tái hiện đời sống một cách có nghệ thuật với những bay bổng, những mơ mộng nhưng vẫn rất thực, rất đời, rất bình dị theo cách của riêng ông - nhà thơ Hữu Thỉnh.

Xa rồi ngày để yêu nhau

22:46:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Có những điều không khắc mà sâu, có những điều không gắng ghi mà vẫn nhớ... Em không tin tình yêu vĩnh hằng muôn thuở, nhưng như loài hoa mặt trời dẫu mưa gió vẫn vươn mình mỗi sớm bình minh. Đã rất lâu, rất lâu em không nói về chuyện chúng mình, không nhắc đâu hẳn là quên, không kiếm tìm đâu có nghĩa là không nhớ... Bài ca anh hát em vẫn ngân nga mỗi khi đêm buồn trăn trở, cơn mơ qua rồi như giấc mộng trầm luân...


Đã rất lâu rất lâu em không thật sự là chính mình, Sài Gòn cuốn em đi trong vòng xoay nhiệt tình tất bật. Là loài hoa không ngọt ngào thơm mật, em nhạt nhòa giữa phố chật người đông. Nước mắt buồn em giấu kĩ trong lòng, mất đi niềm tin em thu mình vào trong im lặng. Sài Gòn mưa nhiều, Sài Gòn quên nắng, sao nỡ quên em...?

Đã rất lâu rất lâu em không thức trọn một đêm, vì bận lo ngày mai, em giấu anh vào dọc ngang nỗi nhớ. Em không đếm, không đo, không để mình trăn trở, bởi đã xa rồi ngày để yêu nhau...


Đã rất lâu rất lâu em không hỏi vì sao, không thắc mắc, không giận hờn, không ẩm ương, nũng nịu. Em không trách, không cố quên, không vướng tay níu kéo.... Vậy chăng rằng, đó đã hết yêu nhau?!

So sánh hình ảnh bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo với bát cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt

22:20:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Đến với mỗi tác phẩm văn học, ta tìm thấy ở đó những hình tượng, chi tiết nghệ thuật khác nhau mang giá trị tư tưởng, tình cảm của tác giả, cũng như dụng ý nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc. Qua tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao, hình ảnh bát cháo hành trở thành mấu chốt thức tỉnh một con người. Không chỉ thế, khi trải lòng với "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, hẳn là trong lòng độc giả không thôi day dứt với hình ảnh bát cáo cám đầy ám ảnh.

Thượng đế cũng không biết

22:57:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Và có lẽ, hạnh phúc nhất là khi ta tìm được một nơi dựa an toàn và vững chắc giữa cuộc sống bộn bề, vồn vã này. Hạnh phúc là khi có một bàn tay nắm tay ta thật chặt, cùng ta vượt qua sóng gió, chính phục khó khăn. Là khi, một bờ vai luôn sẵn sàng để ta tựa đầu những lúc yếu lòng mệt mỏi. Là khi, một vòng tay luôn rộng mở để ta sà vào âu yếm, xoa dịu những thương tổn những ngày mưa ngàn cùng gió. Là một ánh mắt, dịu dàng, bao dung, ấm áp, tiếp thêm niềm tin và nghị lực để ta mạnh mẽ bước đi. Đó là những điều về hạnh phúc mà cả thượng đế cũng không biết.



1. Mở bài:

Thượng đế lấy đất sét nắn ra con người. Khi Ngài nắn xong vẫn còn thừa ra một mẫu đất:
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? - Ngài hỏi.
Con người suy nghĩ một lúc thấy mình đã đầy đủ tay, chân, đầu, rồi nói:
- Xin Ngài nắn cho con hạnh phúc.
Thượng đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc.

"Chưa có ai, kể cả thi sĩ, có thể đo lường được sức chứa của trái tim" (Zelda Fitzgerald). Trái tim là nơi lưu giữ những tình cảm yêu thương, những kỉ niệm hay những ai đó đáng nhớ nhất của con người. Chính tái tim cũng là nơi nếm trải nhwunxg cảm xúc buồn, vui, đau khổ hay hạnh phúc. Vậy, thế nào là nhịp đập của hạnh phúc và làm sao để có được điều ấy? Câu truyện "Thượng đế cũng không biết" đã thay ta nói lên điều đó.

2. Thân bài:

Quả thật, câu chuyện mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Hạnh phúc là một loại cảm giác tích cực, vừa vui mừng, vừa thỏa mãn khi chúng ta có được những điều tốt đẹp như mong đợi. Tất cả chúng ta đều khát khao được hạnh phúc, bình yên. Thế nhưng hạnh phúc của mỗi chúng ta mang sắc thái, hình hài hay hiện hữu như thế nào, điều ấy chỉ chính mình "hiểu" và "cảm nhận được" mà thôi. "Thượng đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì" cũng là vì lẽ đó. Dù thượng đế có mọi quyền năng có thể làm được tất cả, nhưng Ngài không thể "hiểu" và "nắn" hạnh phúc cho mỗi con người được. Bởi đối với mỗi trái tim, mỗi nhịp đập đều mang âm hưởng riêng của nó. Có người cho rằng: "Hạnh phúc là biết cho đi chứ không phải nắm thật chặt", "Hạnh phúc là được yêu thương"... Vâng! Hạnh phúc là gì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, cách nhìn, cách cảm nhận của mỗi người, lại khác nhau trong từng giai đoạn của đời người nữa. Chính vì vậy, Thượng đế "đủ biết" nhưng "không hiểu hạnh phúc" rốt cuộc là gì đối với con người. Thế nên, để có được hạnh phúc, mỗi người phải "tự đi và nắn lấy cho mình". Hạnh phúc là quá trình chứ không phải là đích đến. Để có được hạnh phúc, chúng ta phải tự mình đi tìm chứ không phải là đợi chờ người khác mang đến. Chúng ta phải nổ lực phấn đấu để có được hạnh phúc, có như thế ta mới thật sự hiểu rõ ý nghĩa thật sự của nó.

Hạnh phúc đôi khi lại là những điều vô cùng bình dị. Chúng ta sinh ra dưới tình yêu thương của gia đình, được học tập, được lớn lên, được trao cho những điều tốt đẹp nhất - đó đã là hạnh phúc. Chúng ta được bồi dưỡng và được tạo điều kiện để phát triển khả năng của chính mình, được cống hiến, được sống có ý nghĩa... - đó cũng là niềm hạnh phúc. Những hạnh phúc giản đơn mà chúng ta có, đôi khi chúng ta không nhận thức nó đã tồn tại bên mình.
Hạnh phúc không chỉ là sự nhận lấy mà còn là sự cho đi. Khi đem yêu thương sẻ chia cho mọi người để người khác cũng được hạnh phúc, chính người cho đi cũng sẽ nhận lại những niềm vui. Cô bé Thúy mắc bệnh ung thư máu nhưng vẫn cố gắng làm một điều gì đó để đem đến hạnh phúc, lòng dũng cảm cho những trẻ em đồng cảnh ngộ. Vậy nên chương trình "Ước mơ của Thúy" đã được thực hiện và thắp lên ánh sáng sưởi ấm bao nhiêu trái tim. Cô bé Thúy đã có thể mỉm cười hạnh phúc. Hay ông Lê Huỳnh ở Bến Tre dù sống một mình nhưng ông không hề cô độc. Bởi vì, ông không giàu có về tiền bạc mà là dư giả tình yêu thương mà rất nhiều trẻ em khuyết tật dành cho ông. Quả thật, người hạnh phúc nhất là người đem đến cho người khác thật nhiều hạnh phúc.
Hạnh phúc đôi khi chỉ là đọc một quyển sách hay, ăn món ăn ngon mẹ nấu, thưởng thức một bản đàn ghi-ta nhẹ dịu giữa trưa hè hay nếm trải vị ngọt của một viên kẹo... Nhưng hạnh phúc còn là vị đắng của thất bại, vị mặn của mồ hôi vất vả, vị chát của khó khăn, vị chua xót của đau thương... mà ta vẫn kiên cường vượt qua. Maricuri đã có thể mỉm cười mãn nguyện dù biết mình mắc bệnh ung thư bạch hầu. Đó là nụ cười hạnh phúc vì bà đã thành công trong việc tìm ra nguyên tố hóa học radium và polonium giúp ích cho quá trình phát triển của nhân loại.

Và có lẽ, hạnh phúc nhất là khi ta tìm được một nơi dựa an toàn và vững chắc giữa cuộc sống bộn bề, vồn vã này. Hạnh phúc là khi có một bàn tay nắm tay ta thật chặt, cùng ta vượt qua sóng gió, chính phục khó khăn. Là khi, một bờ vai luôn sẵn sàng để ta tựa đầu những lúc yếu lòng mệt mỏi. Là khi, một vòng tay luôn rộng mở để ta sà vào âu yếm, xoa dịu những thương tổn những ngày mưa ngàn cùng gió. Là một ánh mắt, dịu dàng, bao dung, ấm áp, tiếp thêm niềm tin và nghị lực để ta mạnh mẽ bước đi.
Tất cả chúng ta đều có quyền và cơ hội trở thành một người hạnh phúc. Đừng chờ đợi ai đó mang đến cho mình hạnh phúc, hoặc dĩ chờ đến khi hoàn thành xong việc học, đạt thành công trong sự nghiệp hay có gia đình riêng mới nghĩ là mình hạnh phúc. Mỗi ngày là một cơ hội để ta vượt lên khỏi những lo toan thường nhật, bước đến gần hơn cánh cửa hạnh phúc của mình. Vì thế, chúng ta cần học cách mở rộng tâm hồn mình, yêu thương bản thân hơn, quý trọng cuộc sống và những gì mình đang có. Bạn sẽ thấy, mình là một người hạnh phúc. Khi ta biết trân trọng những gì mà mình đang có, hạnh phúc sẽ mỉm cười.
Tuy nhiên, hạnh phúc có khi là cảm xúc mong manh và dễ vỡ. Nỗi đau và mất mát quá lớn như nhấn chìm tất cả, làm cho ta quên rằng "Khi một cánh của hạnh phúc đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra". Chỉ có vượt qua, chúng ta mới thấy nỗi đau là hạt giống ươm mầm hạnh phúc. Thế nhưng, chúng ta không nên vội vàng chớp lấy những giá trị nhất thời, vì nó dễ dàng mất đi, đổ vỡ. Những ai tham lam sẽ đánh mất hạnh phúc vốn dĩ mình đã có. Còn những kẻ chỉ nhận mà không biết sẻ chia thì niềm hạnh phúc họ có sẽ không bền lâu. Chỉ có những ai biết tạo cho mình hạnh phúc và sẻ chia cùng những người bên cạnh mới là người hạnh phúc tự tâm.

3. Kết bài:

Quả thật, câu chuyện "Thượng đế cũng không biết" có ý nghĩa thật sâu sắc. Cuộc đối thoại giữa thượng đế và con người đã khiến ta nhận ra rằng: Hạnh phúc là quá trình, chỉ ta mới hiểu và cảm nhận được nó. "Hạnh phúc là đấu tranh" (Các Mác), chúng ta cần đấu tranh để tìm thấy hạnh phúc thật sự của riêng mình. Tôi từng nghe câu:
"Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh" - khi ấy, bạn sẽ thấy mình vô cùng hạnh phúc.

Ngập ngừng - Hồ Dzếnh

15:47:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Ai đó đã từng nói: Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề... "Tình yêu chỉ đẹp phút hẹn thề . Tình yêu sẽ buồn khi bước vào vòng đam mê. Tình như trái mộng chín rung rinh trên đầu cành. Tình như nắng lụa hoa mộng mơ". Lời bài hát "Anh cứ hẹn" được phổ nhạc từ bài thơ "Ngập ngừng" của Hồ Dzếnh.



Ngập ngừng - Hồ Dzếnh


Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! 
Ðể lòng buồn tôi dạo khắp trong sân 
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần... 
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao nhớ thế? 

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! 
Em tôi ơi! tình có nghĩa gì đâu? 
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu? 
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa 
Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa 
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi 
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi! 

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! 
Tôi sẽ trách - cố nhiên! - nhưng rất nhẹ 
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về 
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề 
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở 
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ 
Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa...


Bài thơ này đã được Trần Thiện Thanh phổ nhạc thành bài hát "Chuyện hẹn hò", và nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành bài hát "Anh cứ hẹn". 

Nguồn: 
1. Hồ Dzếnh, Quê ngoại, NXB Hoa Tiên, Saigon, 1969 
2. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004

Viết về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm sử dụng rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian

14:15:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Viết về "đất nước",  Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian. Loại chất liệu đặc biệt này đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt, tạo ra sức cuốn hút độc đáo cho đoạn thơ. Cùng Blog Làm văn nghị luận làm rõ ý kiến trên qua bài viết.

Cách nhìn hiện thực độc đáo của Kim Lân trong tác phẩm "Vợ nhặt"

17:08:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

"Vợ nhặt" nằm trong mảng đề tài viết về hiện thực cuộc sống của người dân trước Cách mạng tháng Tám. Nhiều nhà văn, nhà thơ sau Cách mạng như Nguyễn Công Hoan, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi,... đã say sưa với đề tài này. Thế nhưng khi vào truyện của Kim Lân, nó thật ám ảnh. Đây là một đề tài mà Kim Lân đã từng ấp ủ nó trong một bản thảo tiểu thuyết viết ngay sau khi CMT8 thành công.

Đâu nhớ - chớ quên

16:24:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Sài Gòn Mưa Nhiều, Sài Gòn Quên Nắng... Em Chẳng Quên Anh!




Em không viết về tình yêu với cái ôm ngọt ngào và nụ hôn nồng thắm. Em không viết về tình yêu với lời chia tay mặn đắng và nỗi nhớ xót xa. Em không viết về anh về kỉ niệm giữa chúng ta... của ngày ấy - của bây giờ...

Em đang viết về những bài thơ - nơi tình yêu bắt đầu với những điều thuần nguyên nhất. Bao vụng dại trong em đều là thật, bao ngốc nghếch trong em đều là thật, bao yêu thương trong em không chỉ là thật, nó còn là tình yêu.


Em đang nhắc về những bài thơ mà một thời vu vơ em viết. Người yêu thơ người gom thành quyển... Hết yêu rồi thơ cũng chìm vào nỗi lãng quên...
Em đâu nhớ, chớ quên. Giữa Sài Gòn chênh chao lòng em thản nhiên bình lặng... Sài Gòn mưa nhiều, Sài Gòn quên nắng... em chẳng quên anh!
by Tiểu Linh Lung

Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại - Xuân Quỳnh

10:01:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Nữ sĩ Xuân Quỳnh viết nên những dòng tâm tư rất thực, nhất là nỗi nhớ thương da diết qua cái "gọi ngàn lần tên anh vẫn là không". Mỗi lần gọi tên là một lần khắc vào con tim hình bóng một người mà "lòng em nào có lúc nguôi quên"...



Thị trấn nào anh đến chiều nay
Mảnh tường vắng, mùa đông giá rét
Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt
Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa

Xóm nào anh sẽ đi qua
Những đồng lúa, vườn cây, bờ bãi…
Dẫu em biết rằng anh trở lại
Ngọn gió buồn vẫn thổi phía không anh.

Thời gian trôi theo cánh cửa một mình
Hạt mưa bụi rơi thầm trên mái ngói
Tờ lịch mỏng bay theo lòng ngóng đợi
Một con đường vời vợi núi cùng sông

Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không
Chỉ lá rụng dạt dào lối phố
Dẫu em biết rằng anh, anh cũng nhớ.
Nhưng lòng em nào có lúc nguôi quên.

Xuân Quỳnh

Có bao giờ anh thắc mắc vì sao?

09:46:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Sài Gòn dẫu mưa nắng thất thường nhưng chẳng bằng em...


Có bao giờ anh thắc mắc vì sao - tự khi nào em trở nên im lặng... Em không còn ồn ào, không ẩm ương mưa nắng. Lặng lẽ đến rồi lại về với thế giới của riêng em.
Bởi có những gam màu không nên hòa quyện. Bởi có những người không nên và mãi chẳng thể thuộc về nhau...



Có bao giờ anh thắc mắc vì sao - những vần thơ em không còn vồn vã... Em vì câu nói của một người mà cất tất cả vào ngày hôm qua...
Bởi đôi khi người ta sợ nhắc lại những chuyện tình buồn... Bởi người ta đâu nhớ chớ quên!


Hơn một lần em thắc mắc vì sao, em mơ hồ về những điều chưa kịp nhớ đã vội dặn lòng quên...
by Tiểu Linh Lung