Ðôi lời tâm giao với người bạn thơ Tố Hữu - Hoàng Cầm

17:51:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Một thi sĩ đau thương đã viết: “Bất tri tam bách dư niên…”


Nhân năm anh 80 tuổi (Âm lịch)-
Nhớ lại một thời chung chiến lũy
Hồn tươi trong thắm thiết tình người
Rồi sau đó những ngày vào ra lẩn quẩn
Những khóc cười mừng giận
Giấc mê tôi đằng đẵng thăng trầm
Trời vẫn xanh mây trắng vắng tri âm
Tia chớp nhục vinh lóe ngôi sao lạc
Ðã vèo đi nhanh thế một đời
Tồn đọng Anh và Tôi cùng bạc tóc
Ngẫm xa xưa mà gạn lọc chút yên vui.

****
Run rẩy niềm riêng Tôi so mình hạt cát
Nhìn sao rơi thăm thẳm đến vô cùng
Khi nhân loại sắp giao thừa thiên kỷ
Cầu Phật ban cho người ánh mắt bao dung
Hồn thi sĩ hẳn mấy lần khát vọng
Ôm vô thủy thiên hà vào mắt lệ vô chung
Anh với Tôi, đôi người thơ ngơ ngẩn
Lặng lẽ đồng hành về phía hư không
Chắc cõi ấy còn rưng thơ đất Việt
Mình sẽ gặp ai kia
Một thi sĩ đau thương đã viết:
“Bất tri tam bách dư niên…”

Hoàng Cầm

Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào

21:06:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

"Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào"(Ngạn ngữ Hy Lạp). Đề văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí này không chỉ đơn giản là câu nói nhắc nhở mỗi chúng ta ý thức về việc học tập, nỗ lực phấn đấu, mà điều đó còn có ý nghĩa xa và rộng hơn trên đường đời. Mỗi một kết quả mà chúng ta đạt được chắc hẳn phải chấp nhận vất vả, khó khăn.


1. Giải thích:

- Học hành: quá trình học tập, tiếp thu tri thức và thực hành để mở mang trí tuệ, nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực nhận thức của mỗi người.
- Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào: cách nói ẩn dục chỉ công lao, công sức học tập phải trải qua những gian nan, vất vả, thậm chí là những cay đắng. Kết quả của học tập là niềm vui, hạnh phúc cho con người.
=> Thể hiện quan niệm đúng đắn về việc học, quy luật của con đường học vấn, cũng như ý nghĩa của nó trong cuộc sống của chúng ta.

2. Bàn luận:

a) Phân tích - chứng minh:

* Cái rễ của học hành thì cay đắng:
- Trải qua và tốn nhiều thời gian, công sức để trải qua cả một quá trình, liên tục chinh phục những thử thách: kiểm tra, thi cử...
- Qúa trình học tập phải trải qua những khó khăn, bao gian nan vất vả, phải kiên trì, nhẫn nại, cố công tìm hiểu, tham khảo, học tập không ngừng thì mới vươn xa được. 

- Qúa trình học tập đôi khi phải trải qua những thất bại: điểm kém, thi trượt...

* Vị ngọt ngào của quả tri thức:

- Kết quả, thành công: tăng kiến thức, hiểu biết, tự tin hơn trong cuộc sống, sống ý nghĩa hơn, vui vẻ và tự hào hơn.
- Nền tảng vững chắc chắp cánh ước mơ...
Dẫn chứng:
+ Mạc Đỉnh Chi
+ Mac-xin Gorki (Nga): "Văn học là nhân học".
+ Ngô Bảo Châu

b) Bình luận:

* Ý nghĩa:
Khẳng định tính đúng đắn của câu ngạn ngữ, là một lời khuyên tích cực, giúp ta nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, chủ động vượt qua những rào cản, khó khăn... để gặt hái những trái ngọt trong học tập.
* Phê phán:
Trong thực tế, có những kẻ lười nhát, chỉ mong muốn hưởng thụ, ỷ lại, không trung thực trong học tập, sống mòn, vô cảm.

3. Bài học:

* Nhận thức:

- Hiểu được quy luật của quá trình học tập, là phương châm học tập.
- Lời nhắc nhở, động viên.

* Hành động:

- Rèn luyện ý chí, tu dưỡng bản thân, nội lực, kĩ năng.
- Có ước mơ, hoài bảo để phấn đấu, có động lực vượt qua khó khăn.
--------

PS: Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Mời các bạn đọc và bấm LIKE cho truyện ngắn "Kế hoạch làm bạn" của mình, bằng cách bấm vào link nàyclick vào nút LIKE ở cuối bài nhé.
Để lại nhận xét của bạn để mình có thể có nhiều bài viết tốt hơn. Cảm ơn mọi người.

Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc

21:21:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Đề bài: "Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc" (Lui Pas_tơ). Câu nói này nhắc nhở người học phải nhớ đến quê hương xứ sở, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", dùng những điều tốt đẹp mình được học để bồi đắp và dựng xây đất nước.


Dàn ý:

I. Mở bài:

Dẫn dắt, nêu vấn đề.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- "Học vấn không có quê hương":
+ Học vấn: kiến thức chúng ta tiếp thu được qua quá trình học tập và nghiên cứu, được nhân loại tích lũy hàng nghìn năm và ngày càng được mở rộng không ngừng.
+ Học vấn không có quê hương: việc học không có giới hạn lãnh thổ, quốc gia hay quê hương nào. Nơi nào có điều kiện để con người học tập, vươn lên đến đỉnh cao tri thức thì nơi đó có sự học.
- Nhưng người học phải có Tổ quốc: không hề mâu thuẫn với ý trên: Tổ quốc là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên, có mối quan hệ thiêng liêng với mỗi con người. Mỗi người đều có quê hương, tổ quốc của mình, nơi gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ, bồi đắp, cống hiến.

2. Bàn luận:

a) Phân tích - chứng minh:
* Học vấn không có quê hương:
* Người học phải có Tổ quốc:
- Dù học tập ở đâu hay thành đạt ở nơi nào thì cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước.
- Nhiều người VN học tập và làm việc ở nước ngoài nhưng luôn hướng về nguồn cội. Họ trở thành nhịp cầu để nước nhà trao đổi giao lưu, là cầu nối giúp thế hệ trẻ, đóng góp trí tuệ, tiền của để xây dựng đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước.
Dẫn chứng: Lê Bá Khánh Trình (huy chương vàng Toán quốc tế), Đặng Thái Sơn đạt giải cao trong cuộc thi âm nhạc, Gíao sư Trần Văn Khê, Gíao sư Ngô Bảo Châu.
b) Bình luận:
- Ý nghĩa: như la bàn định hướng cho mỗi người trên con đường học vấn và trong cuộc sống, vươn đến đỉnh cao tri thức, hướng đến mục tiêu cao đẹp, biết cống hiến.
- Phê phán: lối sống vô cảm, xem nhẹ học vấn, từ chối quê hương, quên nguồn cội, học với động cơ nhỏ nhen, tầm thường, sống ích kỷ.

3. Bài học:

- Nhận thức:
+ Cần có khát vọng học tập, không ngừng tìm tòi, nghiên cứu: Học tập là cuốn vở không trang cuối.
+ Học có chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
- Hành động:
+ Xác định mục tiêu học tập đúng đắn, quyết tâm, học đi đôi với hành.
+ Học có phương pháp, có cách thức.
+ Trang bị nội lực, kĩ năng mềm.

III. Kết bài:

- Khẳng định quan điểm đúng đắn.
- Liên hệ hoàn cảnh đất nước hiện tại: Chảy máu chất xám.

Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường

14:27:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Đề bài: Nhà văn Lép Tôn-xtôi nói:"Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống".


Dàn ý

I. Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận, vai trò của lý tưởng đối với con người.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Lý tưởng: những điều cao cả, tốt đẹp, hoàn mĩ, hoàn hảo mà con người mong muốn hướng tới. Lý tưởng thể hiện ở cái khát vọng, khát khao vươn đến những giá trị chuẩn mực trong cuộc sống.
- Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường: cách nói ẩn dụ, nhấn mạnh vai trò soi sáng, định hướng cho mỗi người mang trong mình lý tưởng sống tốt đẹp.
- Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định: không có mục tiêu cụ thể để phấn đấu, thiếu động lực, ý chí vươn lên.
- Không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống:
+ Cuộc sống: sống ở đây không phải là chuyện sinh tử mà là cuộc sống đúng nghĩa, tốt đẹp, có giá trị.
+ Có lý tưởng thì con người ta mới thật sự sống.
+ Khi con người không hoài bảo, lý tưởng, mục tiêu phấn đấu thì cuộc sống trở nên nhàm chán, tẻ nhạt "sống mòn", "đời thừa", đánh mất cuộc sống, dễ sa ngã, lệch lạc, mù quáng.
=> Nhấn mạnh vai trò của lý tưởng: con người cần có lý tưởng để xây dựng cuộc sống đích thực cho mình.

2. Bàn luận:

a) Phân tích, chứng mình:
* Sống có lý tưởng làm cho cuộc sống ý nghĩa, hướng con người đến những điều tốt đẹp, cao quý:
- Lý tưởng vì dân vì nước của các cha anh, tiêu biểu là Bác, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi.
- Lý tưởng vì cuộc sống của loài người, cả nhân loại: các nhà khoa học.
b) Bình luận:
- Đánh giá khẳng định:
Câu nói của Lép Tôn-xtôi chứa đựng một quan niệm nhân sinh sâu sắc khi nhấn mạnh lý tưởng là kim chỉ nam cho hành động, cho cuộc sống con người. Muốn có cuộc sống chân chính, đích thực thì con người cần có lý tưởng của riêng mình.
- Phê phán:
Những người có lối sống hưởng thụ, không có mục đích, phó mặc, buông xuôi trước số phận, cuộc sống "mờ mờ nhân ảnh".

3. Bài học:

* Nhận thức:
- Gíup mỗi chúng ta nhận thức được vai trò của lý tưởng trong cuộc sống.
- Lý tưởng mang đến động lực, thúc đẩy ý chí, sự tự tin, chủ động, năng động sáng tạo.
- Hiểu được tầm quan trọng của lý tưởng, sống phải có lý tưởng, khát vọng, mục đích chân chính, rõ ràng và có ý nghĩa.
- Phải nỗ lực biến lý tưởng thành hiện thực chứ không nói suông.
* Hành động:
- Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
- Rèn luyện, tu dưỡng bản thân, phấn đấu để có nội lực vững vàng, mạnh mẽ.

III. Kết bài:

- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói trên.
- Liên hệ với giới trẻ ngày nay.
----------------

PS: Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Mời các bạn đọc và bấm LIKE cho truyện ngắn "Kế hoạch làm bạn" của mình, bằng cách bấm vào link nàyclick vào nút LIKE - SHARE ở cuối bài nhé.
Để lại nhận xét của bạn để mình có thể có nhiều bài viết tốt hơn. Cảm ơn mọi người.