"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc" của nhà thơ Quang Dũng

20:19:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Bằng một nét rất riêng, đậm dấu ấn sáng tạo và đầy cá tính, Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài người lính - anh "vệ trọc", "đoàn binh không mọc tóc" đầy ấn tượng mới mẻ và sâu sắc trong lòng bao độc giả qua bài thơ "Tây Tiến".


Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng:

Vài quan niệm văn chương của các nhà văn lớn

22:39:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Đối với dạng bài làm văn nghị luận, để bài viết trở nên có chiều sâu và "nặng kí" hơn, hẳn người viết phải đưa vào đó lí lẽ và lập luận mang tính triết lí của các nhà văn lớn. Blog xin trích dẫn vài quan niệm về văn học nghệ thuật của một vài người "nghệ sĩ của ngôn từ" sau.



"Văn học nghệ thuật là một cái gì phải kinh qua sự phê phán, nhận xét của đông đảo của quần chúng, lại kinh qua sự gạn lọc của thời gian. Trừ những sáng tác hiển nhiên có hại, còn thì đối với tất cả những sáng tác của bất cứ ai, viết về bất cứ đề tài gì, không thể nhìn qua một lượt rồi phân loại một cách khinh suất như người ta phân loại thức ăn: cái này tươi, cái này ươn... v.v 
Ai cũng có quyền phê bình nhận định, nhưng sự phê bình vẫn phải xuất phát từ những động cơ thật tốt: thương yêu bạn bè, đem tình đem lý ra mà bình tĩnh bàn bạc để xây dựng cho từng tác giả, từng tác phẩm và nhằm vào mục đích cuối cùng là đẩy phong trào văn học tiến triển mãi lên, nẩy nở mãi ra, chứ không đập túi bụi cho nó tàn lụi đi, đưa vào cớ này hay cớ khác. Hết sức tránh sự hàm hồ, nóng nảy và (như người ta vẫn thường nói:) thô bạo" 

Nhà văn Sơn Nam 



"Trong văn học, chúng ta phải kịp thời vạch ra và đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng xấu, nhưng nhất thiết chúng ta phải phân biệt cho được những phần tử mang động cơ xấu lợi dụng ngòi bút với những người cầm bút có những phút yếu đuối, và những người cầm bút chân chính luôn luôn tìm tòi, thể nghiệm, cho nên đã có những bước vấp váp. Với những bước vấp váp ấy, phê bình cần phải chỉ ra nhưng không nên thành kiến, lại càng không nên lấy đó để kết luận, ràng buộc vào cả một cuộc đời, một sự nghiệp......... 

Những người lớn chúng ta có một cái tật xấu là chuyên viết những cuốn sách khuyên trẻ con đi phiêu lưu, còn mình thì ngồi nhà, để không bao giờ phải trả giá. Cái tiêu chuẩn cuối cùng để định giá cuộc đời một nhà văn, một người nghệ sĩ nói chung là chất lượng những tác phẩm anh ta đem đến cho mọi người, chứ không phải một vài bước vấp váp trên đường tìm kiếm. 
......Tác phẩm thì nhiều mà các tờ báo văn học của ta chỉ đủ sức in một bài phê bình về một cuốn sách. Tác phẩm bị chê hay được khen trong một bài trở thành thứ định mệnh đã an bài. Nếu người phê bình đúng thì không sao, nhưng có thể sai, có thể có những ý kiến không thích đáng chứ?Như chúng ta thường biết, sự thật cuối cùng bao giờ cũng nảy ra bằng trao đổi, tranh luận. Làm sao để cho có không khí trao đổi, tranh luận trong văn học thật cởi mở và bổ ích?" 

Nhà văn Nguyễn Minh Châu 


"Để cứu vãn văn bản - có nghĩa là, để biến nó từ một ảo tưởng về ý nghĩa đến sự tự ý thức rằng ý nghĩa là vô định- người đọc phải nghi ngờ rằng mỗi dòng chữ của nó nhượng mình cho một ý nghĩa bí mật khác; chữ nghĩa, ngược lại cái nó nói ra, giấu kín cái không nói; vinh quang của người đọc chính là khám phá ra rằng văn bản có thể nói bất cứ điều gì, trừ cái điều mà tác giả của nó muốn nó mang nghĩa; vừa vào lúc một ý nghĩa được cho là khám phá ra, chúng ta lại chắc chắn là nó không phải là cái có thực; cái có thực là cái cần phải thêm vào hơn nữa và cứ như thế mà tiếp tục; những người hylics - những kẻ thua cuộc - là những người chấm dứt quá trình bằng cách nói rằng "TÔI ĐÃ HIỂU". 

Nhà nghiên cứu Umberto Eco

Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ

18:15:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất. Bởi đối thủ lớn nhất của con người là chính mình. Có lẽ cũng chính vì thế nên Ban-dắc đã khẳng định rằng: "Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ." Câu nói chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.


Thân bài:

Thật vậy! Nếu biết thừa nhận "cái yếu" của mình thì chắc hẳn "con người sẽ trở nên mạnh mẽ". "Cái yếu" chính là những khuyết điểm, những thiếu sót của con người. Khi công nhận "cái yếu" tức là chúng ta đã dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan và toàn diện. Dám thừa nhận "cái yếu" là một sự mạnh mẽ. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp chúng ta có nghị lực, trưởng thành hơn và "trở nên mạnh mẽ" hơn. Đó chính là điều mà Ban dắc muốn gửi gắm đến mọi người.
Con người là sản phẩm kì diệu nhất của tạo hóa. Thế nhưng cuộc sống không có gì là tuyệt đối và chẳng có ai là hoàn hảo cả. Mỗi chúng ta luôn có ưu và khuyết điểm riêng. Nếu chúng ta biết nhìn nhận khuyết điểm thì khi ấy chúng ta đã dũng cảm và mạnh mẽ. Chúng ta nghiêm túc nhìn nhận một cách chân thực, tìm cho mình một hướng đi, một cách sống và rèn luyện. Bởi, biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
Trong học tập, khi một người học sinh dám nhìn thẳng vào lỗ hổng kiến thức của mình. Ngay tại thời điểm ấy, bạn ấy đã có một khởi đầu hoàn toàn mới. Và khi bạn ấy dám khắc phục nó, bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, sự đam mê tràn đầy nhựa sống, thành công sẽ càng ngày càng gần. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã vượt qua nôi mặc cảm của mình, biến điểm yếu của mình trở thành niềm tự hào mãnh liệt. Thầy đã viết được bằng chính chân của mình.
Trong công việc cũng như trong cuộc sống, nếu không thừa nhận cái yếu của mình thì làm sao đủ sức đi đến thành công? Cũng như, nếu Ohenry - nhà văn trứ danh của nước Mỹ không thừa nhận thất bại của mình thì liệu ông có trở thành chủ nhân của quyển sách bắt buộc phải học ở đại học hay không? Câu trả lời đã có sẵn trong đầu mỗi chúng ta.
Chị Phạm Thị Huệ - một trong số ít những người Việt Nam nhiễm HIV/AIDS dám công khai thân phận đã trở thành "anh hùng Châu Á". Chị ấy thật dũng cảm khi dám đối mặt và thừa nhận sự thật về mình. Từ đó chị trở nên dũng cảm và mạnh mẽ, đem nghị lực của mình san sẻ cho những người đồng cảnh.

"Hạnh phúc là đấu tranh" (Các Mác). Trên bước đường tìm kiếm hạnh phúc chân chính, mỗi chúng ta sẽ gặp phải không ít những khó khăn, thử thách. Khi ấy, chúng ta sẽ phải thừa nhận những thiết sót, những sai lầm. Đó không là điều đáng buồn, đó là cơ hội để chúng ta hiểu mình hơn, cơ hội hoàn thiện chính mình. Có người từng nói: "Con đường ngắn nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó", để trở nên mạnh mẽ, chúng ta cần biết "công nhận cái yếu của mình". Hơn nữa, bên cạnh việc nhìn nhận và khắc phục cái yếu, chúng ta không thể quên phát huy những điểm mạnh, làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp và ý nghĩa.
"Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ" là một ý kiến đúng đắn. Câu nói như một lời nhắc nhở chúng ta ý thức vươn lên, hoàn thiện chính bản thân mình. Chúng ta sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh. Chúng ta sẽ thấy mình tự tin hơn, mạnh mẽ và cứng cáp hơn khi dám đối mặt với chính mình. Để làm được điều đó, ngay từ hiện tại, chúng ta cần rèn luyện cho mình một ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Nhìn cuộc sống bằng sự lạc quan, đa dạng, nhiều chiều và nổ lực hết mình để bay cao, bay xa, chạm đến những giấc mơ hạnh phúc.

Kết bài:

Sống là không chờ đợi. Thế nhưng đôi lúc hãy dành thời gian để sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn chính mình, yêu thương nhiều hơn cuộc sống và những người xung quanh. Sống chậm lại một chút để suy ngẫm về mình, chiêm nghiệm và nhìn nhận những điểm mạnh và thiếu sót để khắc phục. Bởi:

"Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ".

-------


PS: Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Mời các bạn đọc và bấm LIKE cho truyện ngắn "Kế hoạch làm bạn" của mình, bằng cách bấm vào link nàyclick vào nút LIKE - SHARE ở cuối bài nhé.
Để lại nhận xét của bạn để mình có thể có nhiều bài viết tốt hơn. Cảm ơn mọi người.

Nói cùng anh (Tự hát) - Xuân Quỳnh

09:12:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Nói về thơ tình, những trang viết của Nguyễn Bính đã thay lời muốn nói cho biết bao chàng trai, còn nữ sĩ Xuân Quỳnh lại dệt nên thơ tình yêu con gái. Từng câu, từng chữ, từng vần, từng nhịp đều là những tâm tư rất thật của người con gái khi yêu. Đó là tình yêu thiết tha, sâu sắc và chân thành xuất phát từ trái tim yêu ngập tràn ấm áp.


Nói cùng anh


Em biết đấy là điều đã cũ 
Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu: 
Sự gắn bó giữa hai người xa lạ 
Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau 

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn 
Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi 
Niềm đau đớn tưởng như vô tận 
Bỗng có ngày thay thế một niềm vui 

Điều hôm nay ta nói, ngày mai 
Người khác lại nói lời yêu thuở trước 
Đời sống chẳng vô cùng, em biết 
Câu thơ đâu còn mãi ngày sau 

Chẳng có gì quan trọng lắm đâu 
Như không khí như màu xanh lá cỏ 
Nhiều đến mức tưởng như chẳng có 
Trước cuộc đời rộng lớn mênh mang 

Nhưng lúc này anh ở bên em 
Niềm vui sướng trong ta là có thật 
Như chiếc áo trên tường như trang sách 
Như chùm hoa mở cánh trước hiên nhà 

Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa 
Tình anh đối với em là xứ sở 
Là bóng rợp trên con đường nắng lửa 
Trái cây thơm trên miền đất khô cằn 

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh: 
Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng 
Lòng tốt để duy trì sự sống 
Cho con người thực sự Người hơn.




Nguồn: Xuân Quỳnh, Tự hát, Nxb Tác phẩm mới, 1984

Chỉ có sóng và em (Tự hát) - Xuân Quỳnh

21:34:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Nhắc đến Xuân Quỳnh ta lại nhớ đến những vần thơ rất con gái, rất yêu. "Chỉ có sóng và em" (1984) - bài thơ in trong tập thơ "Tự hát" của nữ sĩ Xuân Quỳnh. là một bài thơ "điển hình" cho chất phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh: "Giây phút nào tim đập chẳng vì anh"- một Xuân Quỳnh sôi nổi, hổn hển nhựa sống, cũng là một Xuân Quỳnh ngọt ngào, tha thiết và sâu lắng.


Chỉ có sóng và em


Đã xa rồi căn phòng nhỏ của em 
Nơi che chở những người thương mến nhất 
Con đường nắng, dòng sông trước mặt 
Chuyến phà đông. Nỗi nhớ cứ quay về 

Đêm tháng năm hoa phượng nở bên hè 
Trang giấy trắng bộn bề bao ký ức 
Ngọn đèn khuya một mình anh thức 
Nghe tin đài báo nóng lại thương con 

Anh yêu ơi, hãy tha lỗi cho em 
Nếu đôi lúc giận hờn anh vô cớ 
Những bực dọc trong ngày vất vả 
Làm anh buồn mà em có vui đâu 

Chỉ riêng điều được sống cùng nhau 
Niềm sung sướng với em là lớn nhất 
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực 
Giây phút nào tim đập chẳng vì anh 

Một trời xanh, một biển tận cùng xanh 
Và gió thổi và mây bay về núi 
Lời thương nhớ ngàn lần em muốn nói 
Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em...


Quảng Ninh 5-1983 

Nguồn: Xuân Quỳnh, Tự hát, Nxb Tác phẩm mới, 1984

Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả sửng sốt

19:49:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Có ý kiến cho rằng: Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả sửng sốt bởi tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế đến mức khi đọc nó, bất giác ta tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả những gì được kể trong đó đều diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được.

(Biê-lin-xki)Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài:

Tác phẩm lớn là gì? Bốn mươi triệu dân của đất nước Tây Ban Nha được nhân loại biết đến và kính trọng bằng một lão gàn vĩ đại vì mang trên mình tính ảo tưởng muôn đời của toàn thể nhân loại. Và gắn với một tỉ người của đất nước Trung Hoa được nhân loại thấu hiểu sâu sắc bằng một anh chàng nông dân A.Q. Cả Đông Ki sốt lẫn A.Q chẳng hề làm xấu Tây Ban Nha lẫn Trung Quốc, mà làm đẹp cho cả hai đất nước này. (Nguyễn Minh Châu). Đã bao thời đại đi qua, văn học luôn tồn tại một câu hỏi lớn: thế nào là một tác phẩm nghệ thuật chân chính thực sự? Bàn về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính, Biê-lin-xki cho rằng:
"Tác phẩm nghệ thuật thực sự bao giờ cũng làm cho độc giả sửng sốt bởi tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế đến mức khi đọc nó, bất giác ta tin tưởng sâu sắc rằng: Tất cả những gì được kể trong đó đều diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được."

2. Thân bài:

a. Giải thích:
- Tác phẩm nghệ thuật thực sự có tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, thực tế. Tất cả phải gắn liền với thực tế đời thường và xuất phát từ chất liệu hiện thực, không là "ánh trăng lừa dối". Và dĩ nhiên, phải phản ánh một cách chính xác, tự nhiên, vừa phải mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Grandi từng nói: Không có nghệ thuật nào là không hiện thực. Cuộc sống vốn là nơi bắt đầu và cũng là đích đến của văn chương nghệ thuật. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn bó chặt chẽ với hiện thực cuộc sống và bắt rễ hút nhựa sống từ nguồn sống dồi dào đó.

- Chính những yếu tố giản dị và chân thực ấy sẽ khiến cho độc giả phải sửng sốt, suy ngẫm, tin tưởng và "Tất cả những gì được kể trong đó diễn ra đúng như thế chứ không thể khác được". Tác phẩm khi ấy sẽ không còn là những con chữ ở trên trang giấy nữa, mà nó sẽ sống, mang sức sống nội tại, ngay chính trong tâm hồn của người đọc.

Tác phẩm nghệ thuật sẽ trở thành chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng gào thét của nỗi đau khổ hay lời ca của nỗi vui mừng, nếu nó không phải là một câu hỏi hoặc là sự trả lời câu hỏi đó. (Biê-lin-xki)

- Tính chân thực, tự nhiên, đúng đắn làm cho tác phẩm thực sự trở nên sống động, có hồn. Những diễn biến, tình tiết qua ngồi bút của người nghệ sĩ sẽ biến câu chuyện diễn ra theo một mạch ngầm tự nhiên, lôi cuốn như chính đời thực đang diễn ra trong tâm tưởng độc giả.

Đâu phải lỗi tại tôi nếu sự thực tự nó nói lên và nói lên to như thế. (Ban-dắc)
Trong cuốn tiểu thuyết của tôi, nhân vật mà tôi yêu bằng tất cả sức mạnh tâm hồn, nhân vật mà tôi cố gắng tái hiện với tất cả vẻ đẹp của nó, nhân vật đã, đang và sẽ luôn đẹp, đó là sự thật. (Lep Tôn xtôi)

b. Chứng minh:
- Chứng minh qua các tác phẩm nước ngoài kinh điển: Chiến tranh và hòa bình, An-na Ca-rê-ni-na, Tấn trò đời.
- Chí Phèo (Nam Cao):
Tác phẩm tái hiện vô cùng chân thực và sâu sắc hiện thực xã hội, trào lưu văn học Hiện thực phê phán 1930-1945.
Miêu tả nội tâm nhân vặt, hành động, tính cách. (nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy)
Qua số phận của một con người, ta nhận ra bóng dáng của cả thời đại, nhận ra bức tranh hiện thực rộng lớn của xã hội nhân vật đang sống.

Người viết văn là một người rất nặng nợ với đời. Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngưng nghiên cứu và quan sát. (Nguyễn Minh Châu)

c. Bình luận:
- Tạo nên chất hiện thực cao độ cho tác phẩm, nhà văn đã thành công khi xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Điển hình càng sinh động, giá trị phản ánh hiện thực càng cao độ, càng sâu sắc.
- Nhà văn không bê nguyên si cuộc sống vào trang viết một cách khô cứng, mà là, qua ngồi bút nghệ thuật sắc sảo dưới cái nhìn mơi mẻ, tinh tế, "khơi những nguồn chưa ai khơi".
- Tác phẩm phải mang giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc mới đủ sức sống lâu dài, chiếm được niềm tin và sống mãi trong lòng độc giả.
Đi đến tận cùng của sự giản dị, người ta sẽ thấy được sự thâm thúy sâu xa, đi đến tận cùng của những điều lớn lao, người ta mới ngỡ ngàng vì sự chân thực và gần gũi của nó.

Bản thân hiện thực là sự hướng dẫn, bản thân nó là tác phẩm, bản thân nó là bài ca hùng tráng, bài ca trữ tình, nó thành thật dâng sẵn, đón chờ? (Phạm Văn Đồng)

3. Kết bài:

Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi. (Gớt)