Những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua Tiếng hát con tàu

17:58:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Blog Làm văn nghị luận hôm nay muốn nhắc tới một nhà thơ lớn với những trang thơ đậm chất cá nhân trong SGK Ngữ văn 12 - Chế Lan Viên. Là một nhà thơ lớn, thơ CLV đã đi qua và chiếm lĩnh cả ba đỉnh cao ở ba thời kỳ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX: thời kỳ Thơ mới lãng mạn, Thơ ca Kháng chiến và thời kỳ Đổi mới sau 1986. Ông được đánh giá là một nhà thơ có phong cách đặc sắc và nổi bật.

Những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua "Tiếng hát con tàu" - Blog Làm văn nghị luận

Phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên thể hiện ở 2 đặc điểm chủ yếu là tính trí tuệ, triết lý và khả năng sáng tạo hình ảnh.
Là một nhà thơ ưa triết lý, CLV thường có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ và bất ngờ về đối tượng. Thơ ông lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, con đường đến với người đọc của thơ CLV đi từ trí tuệ đến trái tim, bởi ông quan niệm "thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh". Tuy nhiên, trí tuệ mà không khô khan, trừu tượng; trí tuệ nhưng luôn gắn liền với cảm xúc, là thứ trí tuệ của trái tim.

Rất nhiều câu thơ trong "Tiếng hát con tàu" có hàm lượng trí tuệ cao, nhiều câu được đúc kết như những triết lý, quy luật. Có thể dẫn tới một vài ví dụ:

- Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.
- Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
- Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Tính triết lý, trí tuệ đi liền với khả năng sáng tạo hình ảnh. Có thể nói CLV cảm nhận và suy nghĩ về mọi vấn đề bằng hình ảnh và thế giới nghệ thuật của thơ ông là thế giới của vô số những hình ảnh phong phú. Vì thế có người nhận xét thơ CLV mang vẻ đẹp của một người đàn bà đẹp ưa trang sức và biết trang sức.
"Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" - Blog Làm văn nghị luận

Trong bài thơ này có những hình ảnh tả thực, chân thực:


Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Có những hình ảnh đẹp đẽ, lãng mạn:
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc.

Có khi cả khổ thơ là những hình ảnh sóng đôi liên tiếp:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Và rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, triết lý như Con tàu, Tây Bắc, vầng trăng, suối lớn mùa xuân...

Tóm lại:

Tính trí tuệ và khả năng sáng tạo hình ảnh luôn gắn liền với nhau tạo nên một vẻ đẹp riêng của thơ CLV. Nhờ hình ảnh mà trí tuệ không khô khan, trừu tượng; nhờ trí tuệ mà hình ảnh trở nên lấp lánh, đa nghĩa, lắng đọng và ám ảnh.

You Might Also Like