Một số quan niệm về văn chương

20:08:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Mỗi nhà văn luôn có một thế giới nghệ thuật riêng, nơi ấy, quan niệm về văn chương làm nên diện mạo riêng cho người cầm bút. Cùng điểm qua các quan niệm về văn chương của những cây bút tên tuổi như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao... qua bài viết sau.


- Đối với tôi văn chương không phải là 1 cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên ; trái lại, văn chương là 1 thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi 1 cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn.
(Thạch Lam)
- M.Gorki nói: văn học “ giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.”
- Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.
(Nam Cao – Trăng sáng)



* Bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn:

Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời.
(Vũ Trọng Phụng)


* Nhận định về "chất thép" trong thơ Hồ Chí Minh:

Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu 1 cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép.




* Ý kiến về văn chương:


Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.
(Nguyễn văn Siêu)



* Vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ:

- Thơ phát khởi trong lòng người ta.
(Lê Quý Đôn)
- Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.
(Ngô Thì Nhậm)


* Quan điểm nghệ thuật văn chương:

- Văn hoá nghệ thuật là 1 mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
(Hồ Chí Minh)
- Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.
(Nam Cao - Đời thừa)


- Nguyễn Tuân: Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật.
- Raxun Gamzatốp: Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguòn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người.
- Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay từ những giọt nước mắt đắng cay.

(trích trong "Đaghetxta của tôi")
- Lecmôntốp: Có những đêm không ngủ, mắt rực sáng và thổn thức, lòng ngập tràn nhớ nhung... khi đó tôi viết.
- Nêkratxôp: Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sục sôi dâng lên trong lòng thì tôi viết.- Tố Hữu: Mỗi khi có cái gì chất chứa trong lòng, không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ.

- Bielinxki: Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng.
- Viên Mai: Tài gia tình chi phát, tài thịnh tình tắc thêm (Nghĩa là "Tài là ở tình phát ra, tài ao ắt tình sâu")
- Enxa Triôlê: Nhà văn là người cho máu.
- Ngô Thì Nhậm: Phải xúc động hồn thơ thì ngọn bút mới có thần.
- Nguyên Hồng: Những gì tôi viết ra là những gì thương yêu nhất của tôi, những ước mong nhức nhối của tôi.
- Sóng Hồng: Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.
- Anđecxen: Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.
- Secnưsepki: Cái đẹp là cuộc sống.
- Gorki: Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác phẩm là độc giả.
- Phạm Văn Đồng: Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội.
- Vì thơ là nhuỵ của cuộc sống nên nhà thơ đi hút cho được cái nhuỵ ấy và phấn đấu sao cho cuộc đời của mình cũng có nhuỵ
- Xuân Diệu: Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa.
- Đặng Thai Mai: Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống- trường đại học chân chính của thiên tài. Họ đã biết đời sống của thời đại, đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại, đã rung động tận đáy tâm hồn với những nôi lo âu, bực bội tủi hổ và
những ước mong tha thiết nhất của loài người. Đó chính là cái hơi thở, sức sống của những tác phẩm vĩ đại.

You Might Also Like