Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

17:10:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên là "khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình ở đời sống của nhân dân và đất nước". - Cùng Blog Làm văn nghị luận làm rõ ý kiến trên qua bài viết này nhé.

Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên - Blog Làm văn nghị luận

"Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn của chúng ta trong thế kỉ XX, một nhà hơ của đất nước. Suốt đời anh đã sống cho đất nước, cho thơ". (Nguyễn Văn Hạnh)

Có thể nói chính "ánh sáng và phù sa" của cuộc đời mới đã gột rửa hết những tư tưởng và cảm xúc siêu hình cũ, phá tung sự chật chội của cái lồng cá nhân để nhà thơ dang cánh bay thẳng vào bầu trời nhân dân cao rộng, dùng "ánh sáng của lí tưởng làm vũ khí, phù sa của cuộc sống mới làm chất ngọt nuôi thơ". (Vũ Tuấn Anh)

"Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc.
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương".
Chế Lan Viên đã dùng những hình ảnh thể hiện quy luật ngàn đời rất gần gũi nhưng lại vô cùng độc đáo và mới mẻ. Vị ngọt của tình yêu đôi lứa ví như cái rét ngọt của lúc đông về, như "cánh kiến hoa vàng", như "chim rừng lông trở biếc" mỗi xuân về. Tất ca nỗi nhớ ấy được khái quát lên thành tình yêu quê hương, đất nước. Chế Lan Viên đã rút ra một triết lí giản dị mà sâu xa, đó là sự hòa quyện giữa cái "tôi" với cái "ta", giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu của con người, yêu quê hương, Tổ quốc:
"Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"
Và:
"Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn"
Đất là nơi ta đến và đi, nơi ta sinh sống, làm nhà, trồng rau, cày ruộng,... Nó quan trọng, gần gũi và gắn bó với con người đến nỗi "khi ta ở", ta dường như quên mất sự hiện diện của nó, đến "khi ta đi", ta mới chợt nhớ đến nao lòng. Chính nỗi nhớ tha thiết ấy cùng với tình yêu là chất xúc tác diệu kì gắn kết cái riêng với cái chung, cái xa lạ thành gần gũi, biến những gì nhỏ bé thành lớn lao, cao cả... Phải chăng, chính nhờ lẽ đó mà tiếng hát nhớ thương kia đã thức dậy trong lòng ta tình yêu đất nước?
Con tàu tâm tường ấy đi theo lời vẫy gọi, mời gọi tha thiết của cuộc đời để rồi vun vút lao đi trong niềm vui sướng, yêu thương "Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương", bởi "Tình yêu là đất lạ hóa quê hương". Con tàu đấy đang "đói những vành trăng", đang giục giã "gọi anh đi", khi chất chứa bao nỗi niềm, khát vọng "Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?"; khi lại đầy mơ mộng, lãng mạn "Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng"... Tất cả, tất cả làm nên con tàu của một hồn thơ hối hả, náo nức, khát khao được giao cảm, hòa mình vào "suối lớn mùa xuân" của đất nước, nhân dân.
Con tàu tâm tưởng của nhà thơ như đang xuyên hiện tại để trở về quá khứ, đem theo đầy nặng những toa nhớ, toa thương về cảnh vật và con người Tây Bắc.

You Might Also Like