Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

16:32:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Nét đặc sắc trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm ở đoạn trích "Đất Nước" (phần đầu chương V của trường ca) là những vẻ đẹp của đất nước được phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện, tất cả được soi chiếu bởi tư tưởng chủ đạo: "Đất Nước của Nhân dân".


Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, về non sông đất nước và sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến đấu chống Mĩ xâm lược. Nét đặc sắc trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm ở đoạn trích "Đất Nước" (phần đầu chương V của trường ca) là những vẻ đẹp của đất nước được phát hiện ở chiều sâu, trên nhiều bình diện, tất cả được soi chiếu bởi tư tưởng chủ đâọ: "Đất Nước của Nhân dân".

Đoạn thơ thể hiện những xúc cảm và suy tưởng về đất nước dưới dạng một cuộc trò chuyện tâm tình. Bài thơ khai triển theo lối cảm xúc phóng túng, tự do như một thứ tùy bút bằng thơ, nhưng thực ra vẫn có tứ với một hệ thống lập luận khá rõ. Tác giả tập trung thể hệ tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" trên ba bình diện chủ yếu:

- Trong chiều dài thời gian - lịch sử.
- Trong chiều rộng không gian - lãnh thổ, đại lí.
- Trong chiều sâu văn hóa - phong tục, lối sống, tâm hồn và tính cách dân tộc.
=> Ba phương diện được thể hiện trong sự gắn bó thống nhất.

1. Không gian địa lí của Đất Nước là biên giới lãnh thổ, là núi sông, rừng biển lung linh hùng vĩ.

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Không gian của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Không gian cộng đồng:
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
hay là niềm tự hào về nòi giống rồng tiên:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Sự hóa thân của Đất Nước vào cảnh vật thiên nhiên muôn đời:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
[...]
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...
Những địa danh mang theo hồn người, hồn dân tộc: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên, "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm"... => truyền thống tốt đẹp thấm nhuần trong những địa danh trải dài từ bắc chí nam.

2. Thời gian - lịch sử:

Huyền thoại Rồng Tiên, câu thơ sâu lắng suy tư, thiêng liêng hướng về nguồn cội:
Lạc Long Quan và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Mạch nguồn chảy từ quá khứ đến tương lai với sợi dây huyết thống bền chặt và mạnh mẽ:
Những ai đã khuất núi
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Đánh thức tình cảm cội nguồn trong đáy tâm linh một cánh thành kính, ngưỡng vọng thiêng liêng:
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Thổi vào thế hệ sau ngọn lửa, tiếp nối truyền thống muôn đời:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Nhắc đến nền văn hóa mấy ngàn năm lịch sử, tác giả không nhắc đến những triều đại mà nhấn mạnh đến muôn vàn những con người bình dị, vô danh:
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
=> Người chủ chân chính: Nhân dân - Cảm quan lịch sử mới mẻ về vai trò của nhân dân.

3. Đi dọc thời gian, NKĐ còn chuyển cái nhìn từ vai trò lịch sử sang vai trò văn hóa của nhân dân:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
[...]
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Hình ảnh nhân dân, con người VN bao thế hệ hiện ra thân thương qua dáng hình của mẹ, của bà, qua câu chuyện trầu cau với tình nghĩa vợ chồng sắt son, qua sự tích Thánh Gióng như khúc anh hùng ca hùng tráng đầy tự hào, nghĩa tình xóm làng.
Chất liệu ca dao như một sự đồng điệu, gặp gỡ trong tâm hồn giữa ông cha và con cháu đời sau:
Dạy anh biết "yêu em từ thuở trong nôi"
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu.

4. Đánh giá:

Ba phương diện: địa lí, lịch sử và văn hóa được thể hiện một cách thống nhất và sâu sắc. "Đất Nước là của Nhân dân" là tư tưởng cốt lõi, là hệ quy chiếu cho mọi cảm xúc, suy tư.
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

You Might Also Like