Thôn ca sơ học tang ma ngữ - Nguyễn Du

22:06:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Ta biết đến Nguyễn Du với vai trò như một "đại thi hào dân tộc" với kiệt tác văn học để đời - Truyện Kiều. Không chỉ thế, người nghệ sĩ Tố Như còn khiến người đọc thêm phần thán phục bởi những câu nói giản đơn mà đầy triết lý, rất đời: "Thôn ca sơ học tang ma ngữ". Chúng ta "học được tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai" hay nói cách khác, chúng ta học được những điều gì ở văn học dân gian? Cùng Blog Làm văn nghị luận trả lời câu hỏi này nhé.

Thôn ca sơ học tang ma ngữ - Nguyễn Du


A. Giải thích:

1. Nghĩa của từ:

- Người trồng dâu, trồng gai: những người lao động bình dân, dùng sức lao động của mình để làm nên cuộc sống.

2. Ngụ ý của tác giả:

- Nhà thơ muốn đề cao sự giản đơn, thôn sơ, dân dã trong lời nói của những con người bình dị, chân chất ấy. Từng câu nói, mỗi từ ngữ đều mang sự trong trẻo, hồn nhiên của tâm hồn mỗi người.
- Học tiếng nói của người trồng dâu, trồng gai tức là tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong lời nói, cách nói của người bình dân lao động, từ các tác giả của văn học dân gian.
- Nguyễn Du muốn nhấn mạnh tầm quan trọng, sức ảnh hưởng lớn lao của văn học dân gian đối với văn học viết, cũng như sự chủ động tiếp nhận, học hỏi của các nhà thơ, nhà văn trước những tinh hoa nghệ thuật ngôn từ trong dân gian.

B. Chứng minh và bàn luận:

1. Nguyễn Trãi và các tác phẩm của ông:

Là một vị anh hùng dân tộc với số lượng các tác phẩm văn học đồ sộ, Nguyễn Trãi là nhà văn đã sớm đưa tục ngữ vào sáng tác văn học hơn cả.
- Bình Ngô Đại Cáo
- Quốc âm thi tập

Dễ hay ruột bể sâu cạn
Khôn biết lòng người ngắn hay dài
(Ngôn chí – Bài 6)
và câu ca dao:
"Bể sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng"


2. Nguyễn Du:

Nguyễn Du chính là một nhân vật điển hình, dấu ấn của văn học dân gian trong các sáng tác của ông càng đậm nét:
- Truyện Kiều:
+ Thể thơ lục bát
+ Hàng loạt các thành ngữ, tục ngữ, ca dao

 Câu: Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dọn lại một ngày dài ghê có ảnh hưởng từ ca dao: Ai đi muôn dặm non sông/ Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy…

Và trong kiệt tác "Truyện Kiều",Nguyễn Du lại một lần nữa khẳng định sức mạnh của suối nguồn văn học dân gian khi mang vào trong thơ hàng loạt các chất liệu ca dao, tục ngữ:

"Lo gì việc ấy mà lo,
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu.

...
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin chén nước cho người thác oan.

Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng."

hoặc
"Biết bao bướm lả ong lơi
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân."

+ Biện pháp nghệ thuật so sánh, ước lệ.

=> Đại thi hào Nguyễn Du trong Thanh minh ngẫu hứng có bài học: Thôn ca sơ học tang ma ngữ (Câu hát nơi thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề trồng dâu trồng gai). Ở đây còn toát lên quan niệm về việc nhà văn (thơ) phải biết học tập ngôn ngữ quần chúng lao động

You Might Also Like