Một số đề ôn thi đại học - cao đẳng

17:47:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

Blog Làm văn nghị luận gửi đến bạn đọc một số dạng đề tham khảo xoay quanh các tác giả, tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 11, 12.


A. PHẦN VĂN XUÔI


I. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân.


Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của viên quan coi ngục trong “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) và vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Đan Thiềm trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Nguyễn Huy Tưởng)
Đề 2: Cảm nhận cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” và cảnh vượt thác trong “Người lái đò Sông Đà”.

II. HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng.

Đề 1: Phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. Hoặc phân tích niềm vui sướng của đám con cháu trong chương “HP của một tang gia”.

III. VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng.

Đề 1: Cảm nhận bi kịch Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”.

IV. AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương đoạn từ thượng nguồn đến chảy qua thành phố Huế.

V. NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (trích) - Nguyễn Thi.

Đề 1: Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp tuổi trẻ miền Nam thời chống Mỹ qua hai nhân vật Việt và Chiến.

VI. HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (trích) - Lưu Quang Vũ.

Đề 1: Phân tích ý nghĩa triết lý của màn đối thoại Hồn – Xác.
Đề 2: Phân tích màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích.
Đề 3: Phân tích tấn bi kịch Trương Ba trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

VII. MỘT NGƯỜI HÀ NỘI – Nguyễn Khải.

Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật bà Hiền – “hạt bụi vàng” của Hà Nội.

VIII. ĐỜI THỪA – Nam Cao.

Đề 1: Phân tích tấn bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ. (So sánh bi kịch Vũ Như Tô)
Đề 2: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Đời thừa”.

IX. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – Nguyễn Minh Châu.

Đề 1: Phân tích nhân vật Phùng.
Đề 2: Phân tích truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” để làm rõ mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
Đề 3: Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.

X. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Đề 1: Phân tích nghệ thuật lập luận sắc bén và giàu tính luận chiến trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

PHẦN THƠ:

I. VỘI VÀNG (Xuân Diệu) – Rất quan trọng.

Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về quan niệm thời gian qua đoạn thơ sau trong bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu:
“Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua
….
Nhanh lên thôi mùa chưa ngả chiều hôm”
Đề 2: Cảm nhận của anh chị về cái tôi trữ tình qua đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu:
“Ta muốn ôm
Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi”

II. SÓNG - Xuân Quỳnh. (Quan trọng , học hết nhé)

Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ "Dữ dội và dịu êm...khi nào ta yêu nhau".
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu qua đoạn thơ "Trước muôn trùng sóng bể...Hướng về anh một phương"
Đề 3: Cảm nhận đoạn thơ "Con sóng dưới lòng sâu... Hướng về anh một phương"
Đề 4:
"Con sóng dưới lòng sâu... Để ngàn năm còn vỗ"
Đề 5: So sánh :
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
(Vội vàng - Xuân Diệu)
Và đoạn:
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ"
(Sóng - Xuân Quỳnh)

III. CHIỀU TỐI ( Hồ Chí Minh)

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ “Chiều tối” – Hồ Chí Minh.
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh qua bài thơ “Chiều tối”.

IV. TỪ ẤY (Tố Hữu) (Rất quan trọng)

Đề 1: Cảm nhận của anh/ chị về về sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
Đề 2: Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ sau đây:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
(Từ ấy – Tố Hữu)
Và :
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

V. TÂY TIẾN – Quang Dũng. Rất quan trọng.

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của hình tượng người lính thời chống Pháp qua bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên và tâm hồn người lính qua đoạn thơ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Đề 3: Phân tích hình tượng người lính qua đoạn thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Đề 4: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên và hình tượng người lính bộ đội cụ Hồ qua đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

VI. VIỆT BẮC - Tố Hữu (quan trọng)

Đề 1: Cảm nhận tâm trạng nhân vật trữ tình qua đoạn thơ:
“Mình về mình có nhớ ta
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp của không khí kháng chiến thời kháng Pháp qua đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Đề 3: Bức tranh tứ bình Việt Bắc.
Đề 4: Cảm nhận đoạn "Mình đi có nhớ những ngày... Tân Trào , Hồng Thái, mái đình, cây đa"

VII. ĐÀN GHITA CỦA LORCA – Thanh Thảo

Đề 1: Cảm nhận hình tượng tiếng đàn qua đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo:
"tiếng ghita nâu
long lanh trong đáy giếng"
Đề 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo:
“đường chỉ tay đã đứt
lila – lila – lila”

You Might Also Like