Suy tưởng về cái đẹp là nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân

01:01:00 Làm văn nghị luận 0 Comments

"Chữ người tử tù" (SGK NV12) là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám. Đó là suy tưởng về cái đẹp - của người nghệ sĩ "nhất sinh đê thủ bái mai hoa". Blog Làm văn nghị luận giới thiệu đến bạn đọc bài viết sau.


Đề bài:"Suy tưởng về cái đẹp là nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân". Hãy làm rõ nhận định trên qua tác phẩm "Chữ người tử tù".

1. Giới thiệu:


- Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là nhà văn có vị trí đặc biệt quan trọng.

- Với tài năng nghệ thuật và sự cảm nhận tinh tế về cuộc sống, Nguyễn Tuân thể hiện qua tác phẩm của mình những suy tưởng sâu sắc về con người và cuộc sống.

- Bao trùm lên tất cả suy tưởng về cái đẹp là nét nổi bật trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân.
- Cái đẹp là cái mà người nghệ sĩ muôn đời hướng tới. Sứ mệnh của người nghệ sĩ là tìm cái đẹp trong cuộc đời để kết tinh thành cái đẹp trong nghệ thuật. Phát hiện và ngợi ca suy tôn cái đẹp, Nguyễn Tuân đi theo con đường của riêng mình "là suốt đời đi tìm sự thật và cái đẹp". Cái đẹp trong sáng tác Nguyễn Tuân đã làm nên nét riêng cho tính nhân văn trong các tác phẩm của ông, thể hiện phong cách riêng ngang tàng của một người nghệ sĩ dám lựa chọn cho mình một con đường riêng và lấy nó đối lại với toàn bộ xã hội nhố nhăng Tây Tàu lẫn lộn thời bấy giờ làm sai lạc đi bao nhiêu giá trị cũ. Tất cả những gì muốn trở thành đề tài của Nguyễn Tuân thì phải là cái đẹp.

2. Giải quyết vấn đề:

2.1 Giải thích:

* Trình bày phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân:
Cần làm rõ đặc điểm hoàn cảnh xã hội và làm rõ đặc điểm phong cách NT:
- Trong những sáng tác giai đoạn trước CMTT 1945, là một nhà văn có khuynh hướng lãng mạn, NT đã chối bỏ thực tại bằng cách trở về với quá khứ vàng son đã qua mà nay chỉ còn là một thời vang bóng. Ông nâng niu trân trọng những giá trị văn hóa văn hiến cổ truyền của dân tộc thời xưa cũ nay chỉ còn sót lại trong kí ức của những người có thiên lương.
- Chính vì lẽ đó mà trong thế giới nghệ thuật của NT những nhân vật mà ông yêu thích kính trọng nhất là những người tài hoa tài tử. Đó là những người sống đẹp, những người sáng tạo ra cái đẹp và tôn thờ cái đẹp.
- NT tìm thấy cái đẹp ở lớp nhà Nho tài hoa, tài tử, tuy đã bất lực trước thời thế nhưng không chịu làm lành với xã hội mà dùng lối sống tài hoa tìa tử của mình để phủ nhận xã hội đương thời (cụ thể qua tác phẩm "Chữ người tử tù").
- Trong những sáng tác sau CMTT 1945 không đối lập quá khứ với hiện tại. Cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương lại và tài hoa có ở cá nhân đại chúng. Tìm những hiện tượng gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng. Vẫn dùng thể văn tùy bút nhưng có pha chút kí với bút pháp hướng ngoại, để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng của nhân dân.


2.2 Phân tích để làm rõ nhận định: Cái đẹp có trong "Chữ người tử tù"

* Về nội dung: Thể hiện qua việc xây dựng các nhân vật là những người tài hoa tài tử:
- Huấn Cao là nhân vật đẹp của đời văn NT: HC mang vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang bất khuất và vẻ đẹp thiên lương. Vẻ đẹp HC hiện lên qua lời nhận xét của Viên quản ngục và Thơ lại.
- Sự đồng cảm của những con người rất khác nhau trong ánh sáng chung của cái đẹp, sức cuốn hút và tỏa sáng của vẻ đẹp đó ngay cả đối với những con người sống trong hoàn cảnh xã hội xấu xa.
- Viên quản ngục: Sống trong cảnh lừa lọc tàn nhẫn những vẫn giữ được phẩm cách cao quý. Là người có tâm hồn nghệ sĩ say mê và quý trọng cái đẹp, có tấm lòng biết giá người, biết trọng người ngay. Quản ngục say mê cái tài cái đẹp và nhân cách của HC nên chân thành cung kính và biệt đãi HC.
=> Cả hai đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, có thiên lương cao đẹp.
=> Vẻ đẹp của hai hình tượng này thể hiện tập trung ở cảnh cho chữ. Cái đẹp của thiên lương, cái đẹp của tài năng và nhân cách đã vượt lên tất cả để chiến thắng. NT bộc lộ quan niệm về cái đẹp. Trong quan điểm của NT, cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không tách rời nhau. Đó là quan niệm nghệ thuật tiến bộ. Đó trở thành nét nổi bật trong tác phẩm cũng như trong những suy tưởng của NT về cái đẹp.
=> "Cái đẹp cứu rỗi, cứu vớt thế giới này" (Đôx-tôi-ép xki). Cuộc hành trình đi tìm cái đẹp của NT vì thế mà sẽ có ý nghĩa trong mọi thời đại.
* Về nghệ thuật: Xây dựng những trang văn đẹp qua nghệ thuật:
- Đặt nhân vật vào hoàn cảnh éo le đầy kịch tính.
- Thủ pháp cường điệu hóa để làm rõ cái tuyệt mĩ phi thường.
- Sử dụng thủ pháp đối lập tương phản.
- Tạo không khí cổ xưa trang nghiêm, ngôn từ góc cạnh trang trọng cổ kính.
- Bút pháp dựng người dựng cảnh đạt tới mức điêu luyện.

3. Đánh giá:

- Cái đẹp không thể hủy diệt. Niềm tin ấy làm nên những giá trị nhân văn rất sáng giá của nghệ thuật NT.
- Tấm lòng yêu nước thể hiện qua việc rất trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc.
- Cái tài: tài năng, tài hoa. tài hiểu biết sâu rộng, uyên bác trong khám phá thiên nhiên và tâm hồn con người, tạo dựng những hình ảnh mãnh liệt, gây ấn tượng sâu sắc, sáng tạo ngôn từ...
- Cái tâm: tấm lòng hướng thiện, sự rung cảm chân thành đối với con người, cuộc sống, non sông đất nước.
- Ở NT cái tâm, cái tài đều ở độ chín mùi và thăng hoa.

You Might Also Like